Nguyễn Xuân Phúc gạ gẫm Tập Cận Bình? Đã quá muộn để cầu cứu

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=ae2iRKAyL_M

Nguyễn Xuân Phúc là người đi lên từ bên chính phủ chứ không phải bên đảng. Người mà ông Phúc học hỏi nhiều nhất là Nguyễn Tấn Dũng. Nhiệm khì đầu từ năm 2006-2011, ông Nguyễn Xuân Phúc làm bộ trưởng văn phòng chính phủ cho Nguyễn Tấn Dũng. Nhiệm kỳ thứ hai của Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Xuân Phúc làm phó thủ tướng thường trực. Thực chất, về ngoại giao ông Nguyễn Xuân Phúc rất kém.

Ông Nguyễn Xuân Phúc lên làm thủ tướng là dạng “ngư ông đắc lợi”. Ở đại hội 12, ông Nguyễn Phú Trọng dồn hết sức lực để đánh bật Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi chính trường, chỉ nhiệm vụ này thôi đã là quá tầm với ông Trọng, tuy nhiên ông Trọng vẫn thành công. Đã chống Nguyễn Tấn Dũng thì Nguyễn Phú Trọng không thể nào tham gia giành lấy chiếc ghế thủ tướng cho phe ông, vì vậy cứ theo nguyên tắc kế thừa, Nguyễn Xuân Phúc được ngồi vào ghế mà ông Nguyễn Tấn Dũng để lại.

Khi lên làm thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc đã cho thấy con người ông rất lụm thụm chứ không hề khôn khéo. Con người làm ngoại giao giỏi trước hết phải khôn khéo, điểm này ông Nguyễn Xuân Phúc rất yếu. Chính vì vậy mà 5 năm làm thủ tướng chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc chủ yếu là làm cho thiên hạ cười là chính. Lẽ ra với chức thủ tướng 5 năm, ông Phúc có thể tạo được mối quan hệ với phía Trung Quốc.

Ngược với ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn Phú Trọng rất khôn khéo nên làm ngoại giao rất giỏi, việc ông Trọng tạo mối quan hệ đặc biệt với Tập Cận Bình cho thấy ông Trọng làm ngoại giao tốt hơn. Và cũng nhờ mối quan hệ đặc biệt với Tập Cận Bình mà ông Trọng đã lật ngược thế cờ ở nửa cuối nhiệm kỳ đầu của ông.

Làm chính trị trong ĐCS, ngoài tạo vây cánh mạnh chỉ giành lợi thế đối với những quan chức tầng thấp, trong tứ trụ ai là người được Bắc Kinh cảm tình thì người đó sẽ có lợi thế trong các cuộc tranh giành quyền lực. Con đường chính trị của Nguyễn Phú Trọng là hình mẫu cho những người trong tứ trụ.

Trong tứ trụ, ai thân Bắc Kinh người đó thắng

Trong tứ trụ hiện nay có 2 người thân Bắc Kinh thì cả 2 đều nắm ghế quyền lực lớn. Người nắm quyền lực lớn nhất là ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trọng thân Tập Cận Bình thế nào thì ai cũng biết. Người nắm quyền lực thứ nhì là ông Phạm Minh Chính. Ông Chính kết thân với Trung Quốc qua dự án Đặc Khu Kinh Tế Vân Đồn và suốt thời kỳ làm trưởng ban tổ chức trung ương ông Chính vẫn giữ và nuôi lớn mối quan hệ này. Ngoài ra, thì ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Vương Đình Huệ đều không thân với Bắc Kinh bằng.

Ông Nguyễn Xuân Phúc mất ghế thủ tướng là bài học xương máu, ông Phúc chắc chắn sẽ không thể nào lấy lại được chiếc ghế đã mất. Hiện nay ông Phúc ngồi vào chiếc ghế Trần Đại Quang để lại. Ông Trọng thì vốn là người tham quyền cố vị, tham kiêm nhiệm nhiều chức. Việc ông Phạm Minh Chính ép Nguyễn Phú Trọng nhường ghế chủ tịch nước cho Nguyễn Xuân Phúc thì ắt hẳn ông Trọng sẽ tìm cách lấy lại chiếc ghế này, đây là hiểm họa cho ông Nguyễn Xuân Phúc trong vòng 5 năm tới.

Bản thân ông Nguyễn Xuân Phúc cũng là người tham quyền cố vị. Nếu bị loại khỏi chức thủ tướng thì cũng nên về vườn đuổi gà cho vợ thì cuộc sống vẫn an toàn hơn là ngồi vào chiếc ghế chủ tịch nước đầy rủi ro. Chiếc ghế chủ tịch nước vốn là chiếc ghế hữu danh vô thực, không có thực quyền. Chẳng qua là ngồi cho có tụ, đến hết nhiệm kì rồi về hưu.

Nhiều người nói rằng, ông Nguyễn Xuân Phúc ngồi vào ghế chủ tịch nước ít việc nhưng bất an. Vì sao bất an? Vì ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ không còn đủ quyền lực để chống lại đòn tấn công của ông Nguyễn Phú Trọng nếu ông ta muốn tấn công. Đấy là cái bất an, bài học về trường hợp Trần Đại Quang còn đó, chắc là ông Phúc hiểu hơn ai hết.

Trên thế giới không có mẫu chính quyền nào mà tổng bí thư kiêm chủ tịch quốc hội, chỉ có tổng bí thư kiêm chủ tịch nước như Trung Quốc. Và ông Nguyễn Phú Trọng thì vẫn còn đang muốn kiêm nhiệm.

Nguyễn Xuân Phúc làm gì để bảo vệ mình?

Ngày 24/5 trên báo Vnexpress có bài viết “Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lần đầu điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc”. Bài báo cho biết, ông Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với ôngTập Cận Bình. Về nội dung cuộc điện đàm thì báo chí cho biết, hai bên khẳng định tầm quan trọng của quan hệ Việt – Trung trong chính sách đối ngoại. Không biết vai trò của bộ ngoại giao đâu mà để cho ông Nguyễn Xuân Phúc thay mặt bộ này nói chuyện với ông Tập Cận Bình?

Về chính sách đối ngoại, mọi thông tin thì đã có sự trao đổi với nhau qua đại sứ hoặc cao hơn là cấp bộ trưởng. Lãnh đạo hai quốc gia có làm ngoại giao thì thông thường họ có những cuộc viếng thăm lẫn nhau để có thời gian bàn bạc những vấn đề lớn. Thông thường, nếu ông Tập Cận Bình sang Việt Nam thì ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc cùng đón tiếp, khi đó ông Tập sẽ nói chuyện của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc. Không biết sao Nguyễn Xuân Phúc lại đánh mánh lẻ một mình trong lúc này, đó là câu hỏi to tướng.

Ông Nguyễn Xuân Phúc muốn tạo quan hệ tốt với Tập Cận Bình

Báo chí nói, trong cuộc điện đàm ông Nguyễn Xuân Phúc đã khoe với Tập là Việt Nam đã thực hiện thành công “mục tiêu kép”, vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa khôi phục, phát triển kinh tế, đồng thời tổ chức thành công cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Năm ngoái ông Nguyễn Xuân Phúc điều hành chính phủ, ông khoe mục biêu kép ấy  chẳng khác nào ông tự khoe thành tích của mình. Nói chuyện với chủ tịch Trung Quốc mà khoe thành tính của mình làm gì? Đối với Tập Cận Bình điều đó vô nghĩa. Như vậy lại một lần nữa ông Nguyễn Xuân Phúc cho thấy ông thiếu khôn khéo trong vấn đề ngoại giao.

Khi gặp Trung Quốc, cần tìm hiểu cho kỹ điều mà ông Tập Cận Bình thích nhất mà nói. Ông Nguyễn Phú Trọng trong một lần tiếp ông Tập, ông đã khen “trà trung quốc ngon hơn trà Việt Nam” chứ ông Trọng tránh tự khoe mình. Điều đó làm cho ông Trọng gần gũi với ông Tập hơn. Ông Nguyễn Xuân Phúc ngoại giao quá tệ, làm ngoại giao như thế thì ông Tập chẳng quan tâm.

Vì sao Nguyễn Xuân Phúc gạ gẫm Tập?

Được biết sau khi điện đàm, ông Nguyễn Xuân Phúc trân trọng mời ông. Ông Tập Cận Bình không trả lời ngay mà ông cần thời gian cân nhắc. Lời mời của ông Nguyễn Xuân Phúc xem ra không được hiệu quả cho lắm. Để không trả lời trực tiếp ông Quốc Tập Cận Bình nói rằng ông coi trọng cao độ quan hệ với Việt Nam, mong muốn và sẵn sàng tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung phát triển hơn nữa. Ngược lại ông Tập lại mời ngược lại ông Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc trước.

Theo lời báo chí thì ông “Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của giao lưu và tiếp xúc cấp cao, trân trọng mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Trung Quốc, đề nghị các bộ ngành, địa phương hai nước tích cực trao đổi, tạo cục diện hợp tác cùng có lợi, kiên trì nhận thức chung cấp cao, tích lũy kinh nghiệm, quản lý bất đồng, tăng cường hợp tác về vấn đề trên biển

Ông Nguyễn Xuân Phúc cần một chỗ dựa để an tâm ngồi yêu ghế chủ tịch nước?

Ông Phúc điện đàm trực tiếp với ông Tập cho thấy ông muốn gần gũi hơn với ông chủ tịch Trung Quốc. Ngồi ở ghế chủ tịch nước mà trong tay không có thế lực chống lưng thì khá nguy hiểm. Bây giờ mới gạ gẫm ông Tập Cận Bình có vẻ như ông Nguyễn Xuân Phúc đã quá muộn. Đáng lẽ ra ông Phúc làm chuyện đó từ khi còn là thủ tướng thì thế và lực cuả ông đã vững chắc và có thể ông không phải nhường lại chiếc ghế thủ tướng đầy quyền lực cho ông Phạm Minh Chính.

Trò chơi vương quyền trong ĐCS Việt Nam nó như thế, dù cho quyền lực đã trên đỉnh vẫn cứ tìm cái phao tận Bắc Kinh mà bám. Ông Hồ Chí Minh đã tạo ra khẩu hiệu “Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc” nhưng thực chết về chính trị, ĐCS chưa hề độc lập với ĐCS Trung Quốc, vẫn còn phụ thuộc quan thầy nhiều lắm.

Đối với ông Phúc, có lẽ bây giờ ông đi tìm mối quan hệ với Tập Cận Bình để ông ngồi yên chiếc ghế chủ tịch nước được 5 năm rồi về vườn chứ không gặp thảm cảnh như Trần Đại Quang trước đây.

Phương Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Trần Lưu Quang mới về Hải Phòng, Lê Văn Thành vội kéo đàn em bỏ chạy?

>>> Nguyễn Phú Trọng dáng đi như bại liệt, Phạm Minh Chính mừng thầm?

>>> Phạm Minh Chính chống dịch, Nguyễn Phú Trọng rình rập cướp công?

Bế tắc với Lê Thanh Hải, Nguyễn Phú Trọng cho Tô Ân Xô mang Lê Tấn Hùng ra hành hạ


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT