Vì sao Trung Quốc xây hàng rào biên giới với Việt Nam?

Link Video: https://youtu.be/puBkeyrpHTw

Trung Quốc những năm gần đây tăng cường xây dựng, nối dài hàng rào dọc biên giới phía Nam của nước này, ngăn cách với các nước láng giềng Việt Nam, Myanmar và Lào nhằm “chống Covid-19”.

Từ đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh lấy lý do phòng chống Covid để tăng cường kiểm soát, thắt chặt biên giới và đẩy nhanh xây dựng hàng rào dọc biên giới ngăn cách với các nước láng giềng phía Nam.

Vạn lý trường thành phía Nam” (Southern Great Wall) được dân mạng xã hội đặt tên cho hàng rào biên giới phía Nam của Trung Quốc.

Trong khi truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi nó là “Vạn lý trường thành chống Covid” (Anti-Covid Great Wall).

Bài báo “Trung Quốc củng cố biên giới bằng ‘Vạn lý trường thành phía Nam’, viện dẫn lý do Covid-19” (China Fortifies Its Borders With a ‘Southern Great Wall,’ Citing Covid-19) đăng ngày 02/02 trên báo The Wall Street Journal cho biết Trung Quốc đang xây dựng một hàng rào chắn trải dọc biên giới phía Nam dài 3.000 dặm của nước này.

Bài báo trích dẫn lời của một cán bộ đảng viên thuộc tỉnh Quảng Tây, giáp ranh biên giới với Việt Nam, kêu gọi cán bộ “chạy đua với thời gian, dốc hết sức lực, kiên quyết đánh thắng” đại dịch và bảo vệ ‘cửa nam’” của Trung Quốc.

Năm ngoái, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, nơi giáp biên giới với Việt Nam, Myanmar và Lào, đã chi 500 triệu đôla để củng cố hàng rào biên giới, bài báo cho biết.

Tuy nhiên, số liệu thực tế có thể cao hơn vì không phải tất cả chính quyền địa phương đều công bố các khoản chi tiêu này.

Không chỉ tiền bạc, Trung Quốc còn tăng cường nhân lực kết hợp mọi lực lượng trong nước từ cán bộ nhà nước đến người dân cùng tham gia kiểm soát hàng rào biên giới.

Chủ tịch tỉnh Vân Nam cho biết vào tháng 01/2022, đã có 100.000 quan chức, công an, binh lính và dân thường được cử tham gia tuần tra biên giới.

Không những lớn về mặt quy mô, hàng rào biên giới này còn được Trung Quốc trang bị dây thép gai cùng các trang thiết bị hiện đại như camera giám sát và thiết bị cảm ứng.

Ảnh: Hàng rào biên giới với Việt Nam do Trung Quốc xây dựng tại cột mốc 1328, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Ảnh chụp màn hình YouTube Nếm TV ngày 07/02/2021.

Bề ngoài là để chiến đấu với Covid-19 nhưng “Vạn lý trường thành phía Nam” có khả năng gây chia rẽ lâu dài về thương mại và du lịch, bài báo nhận định.

Hàng rào thép gai ngăn biên giới Việt Nam

Năm ngoái, dọc theo biên giới của Trung Quốc với Việt Nam, một hàng rào cao 12 feet (tương đương 3,6m) đột ngột được xây dựng, cũng bài báo cho biết.

Tại tỉnh Quảng Ninh, nơi có dân tộc Dao sinh sống giáp với tỉnh biên giới Trung Quốc, một hàng rào thép gai sắc nhọn và chắc chắn đan xen với dây thép gai cuộn được Trung Quốc dựng lên chạy suốt trên đỉnh đồi dọc theo biên giới với Việt Nam.

Hàng rào thép gai này cũng được trang bị camera theo dõi cùng thiết bị chiếu sáng, và có vẻ như nó vẫn đang được phía Trung Quốc tiếp tục xây dựng thêm.

Từ khi có hàng rào ngăn biên giới này, người dân Việt Nam không còn mạo hiểm sang chặt cây nữa, bài báo phỏng vấn một người dân Việt Nam sống gần khu vực này cho biết.

Nó ngăn cản người dân bản địa Việt Nam sang các vùng đất giáp ranh thuộc Trung Quốc để thu hoạch ngô hoặc bán dược liệu.

Hàng rào này được ví như “nhà tù“, theo lời của một người dân Việt Nam sống ở Lào Cai.

Hàng rào thép gai dường như cũng góp phần kiểm soát đường biên nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu, nhập cư, mặc dù Bắc Kinh luôn cho rằng hàng rào biên giới này là để ngăn Covid mà nước này vẫn luôn theo đuổi chiến lược ‘Không Covid’.

Tại cuộc họp báo ngày 20/12 về tình hình ùn tắc xe hàng của VN xảy ra ở cửa khẩu với TQ, Tham tán Thương mại Hồ Tỏa Cẩm của TQ cũng nói về chuyện Việt Nam cần đẩy nhanh đàm phán Nghị định thư (hiện bị đình trệ) về xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, hàm ý các mặt hàng “tiểu ngạch” bị đình trệ một phần do phía VN.

Thông tin về hàng rào biên giới Việt – Trung từ Bộ Công thương Việt Nam được đài báo nước này bình luận là “bất ngờ“.

Trước đó, BBC News Tiếng Việt đã đưa tin về tình trạng ùn tắc hàng hóa Việt Nam ở cửa khẩu với Trung Quốc:

Tới ngày 26/12/2021, tình trạng hàng hóa từ VN mắc kẹt ở biên giới Trung Quốc vẫn tiếp tục, với hơn 5.000 container tắc ở biên giới dù Việt Nam đã có “50 cuộc hội đàm với phía Trung Quốc“, theo VietnamNet cùng ngày.

Tính đến ngày 21/12, đã có khoảng hơn 6.000 xe vận chuyển, chủ yếu là hàng hóa nông sản từ Việt Nam sang Trung Quốc đang phải nằm chờ tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.

VietnamNet ghi nhận ‘một vạn tài xế VN vật vã ở biên giới’ trong tháng cuối năm vì xe hàng của họ bị kiểm tra chặt, khó nhập cảnh vào TQ.

Tình trạng ùn tắc xảy ra trong một tháng trở lại đây, chủ yếu ở các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma thuộc tỉnh Lạng Sơn và một số điểm thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết nguyên nhân chính là do Trung Quốc tiếp tục chính sách ‘Zero Covid’, Tuổi trẻ Online đưa tin.

Theo đó, một số cửa khẩu như Tân Thanh và Hữu Nghị, phía TQ yêu cầu xe hàng VN phải có lái xe chuyên trách, tức là phải tiêm đủ hai mũi vaccine, xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp PCR định kỳ 3 ngày/lần, lái xe không được xuống xe khi sang TQ và phải đi về trong ngày, niêm phong cabin xe.

Do đó, lượng thông quan hàng hóa chỉ đáp ứng 20-25% so với bình thường, theo báo Quân đội Nhân dân.

Ảnh: tài xế hái rau ven đường tự nấu ăn tại xe để đối phó với thời gian chờ đợi nhiều tuần không giải phóng được hàng hóa

Hôm 2/2, trang Hải quan Online tường thuật: “Văn phòng Uỷ ban hiệp hội mậu dịch kinh tế đối ngoại thành phố Bằng Tường đã có thông báo về việc bố trí thông quan dịp Tết Nguyên đán tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan và lối mở Pò Chài.

Theo đó, nhằm làm tốt công tác bố trí thông quan hàng hoá, phía Trung Quốc cho biết, kể từ ngày 3 đến ngày 6/2/2022 sẽ bố trí tiếp nhận thông quan hàng hoá đã đăng ký trước.”

Một số tài khoản trên mạng xã hội tiếng Trung và của người Việt những ngày gần đây đã đăng đoạn video, được cho là quay cảnh binh lính bên phía lãnh thổ Trung Quốc đang ném đá sang bên kia sông thuộc biên giới Việt Nam.

Video được cho là góc quay từ phía Việt Nam, không nói rõ địa điểm, có thể thấy 8 binh lính Trung Quốc mặc quân phục giống với trang phục chống bạo động với mũ bảo hộ, đồ che mặt và cả khiên chắn.

Những binh lính này đứng bên phần biên giới Trung Quốc, liên tục ném đá sang phía bên kia bờ sông, tức lãnh thổ biên giới của Việt Nam nơi có hai xe xúc đất đang thi công nhưng không có binh lính nào.

Chỗ bờ sông tám binh lính TQ đứng ném đá cũng có một nhóm công nhân cùng xe cơ giới đang thi công đắp đá bờ kè với hàng rào thép gai kiên cố vây quanh được gắn camera. Những người này có vẻ không quan tâm đến sự việc đang diễn ra.

Ban tiếng Trung của BBC tại London sau khi tìm hiểu câu chuyện đã cho biết: “Không thấy truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, cũng không thấy các mạng xã hội đề cập. Nhưng có một vài tài khoản mạng xã hội của người Hoa hải ngoại đăng lại một video có vẻ nguồn gốc ban đầu từ trang TikTok.”

Bản tin ngày 4/1 của Ban tiếng Việt đài châu Á Tự do (RFA) nói: “Vụ việc không rõ xảy ra ở đoạn nào ở biên giới, tuy nhiên người đăng tải clip là tài xế xe ben chở đất dạo gần đây cho việc thi công các công trình xây dựng bờ kè biên giới ở Lào Cai.”

Trả lời BBC News Tiếng Việt, một nhà nghiên cứu Trung Quốc học, thạc sỹ Ngô Tuyết Lan từ Hà Nội, chuyên theo dõi thông tin trong nước Trung Quốc cho biết cũng không thấy truyền thông chính thống Trung Quốc đưa tin về sự kiện này.

Nếu là xung đột nhỏ trong thời gian ngắn thì chuyện chỉ dừng ở đây,” bà Lan nói thêm.

Bà Tuyết Lan cho biết trên mạng thấy một số tài khoản viết tiếng Hoa bình luận về video này.

Theo bà, có tài khoản tiếng Hoa nói địa điểm xảy ra xung đột là cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.

Có tài khoản thì nói 8 người ném đá vào công nhân Việt Nam đang thi công là bộ đội biên phòng của Trung Quốc.

Như thế, hiện vẫn chưa rõ vụ việc cụ thể nói trên xảy ra ở Lào Cai, hay Quảng Ninh.

Mới đây nhất, một thành phố ở Quảng Tây “bêu riếu” bốn người TQ bị cáo buộc “giúp người nhập cư lậu từ Việt Nam” sang nước họ, theo BBC News, bản tiếng Anh hôm 29/12/2021.

Trang tin nhà nước Guangxi Daily cho biết hành động kỷ luật này nhằm ngăn chặn “tội phạm qua biên giới” và khích lệ sự tuân thủ các quy tắc phòng ngừa dịch bệnh.

Truyền thông TQ thì mô tả tình hình dịch Covid ở khu vực biên giới với Việt Nam là “nghiêm trọng và phức tạp”.

Trung Kiên – Thoibao.de (Tổng hợp)


Triệu lời CẢM ƠN!

Hàng triệu người đã xem tin tức và các chương trình của chúng tôi. Ngày càng có nhiều người lựa chọn ủng hộ chúng tôi. Bởi vì cần có một tiếng nói độc lập, phản biện trên các phương tiện truyền thông cho Việt Nam.

Với sự ủng hộ của các bạn, sẽ giúp cho mọi người truy cập thoibao.de miễn phí. Bởi vì chúng tôi xem báo chí không chỉ là sản phẩm truyền thông, mà còn là hoạt động có ích cho cộng đồng.

Đã có hàng chục triệu lượt người mỗi tháng không phải trả bất kỳ khoản nào để xem tin tức trên thoibao.de, nhưng các bạn cũng biết, để có báo chí chất lượng thì chúng tôi phải đầu tư rất nhiều. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần sự hỗ trợ từ các bạn và người những ủng hộ.

1/ Qua Paypal, Visa, Mastercard, America Experess, Sepa Lastschrift: 

QR Code tài trợ:

2/ Qua chuyển khoản ngân hàng:

Tên tài khoản: Thoibao.de

IBAN: DE36 1005 0000 0190 636319

SWIFT: BELADEBE

Địa chỉ: Berliner Sparkasse, Ostseestr. 109, 10409 Berlin, Germany

Khi tài trợ hay chuyển khoản, các bạn ghi dòng chữ: Ủng hộ thoibao.de

Trân trọng cám ơn

Lê Trung Khoa – TBT Thoibao.de. E-Mail: info@thoibao.de  Viber / WhatsApp / Telegram / Signal : +49 170 2363084


>>> Tập Cận Bình coi chừng phía sau lưng

>>> Năm Nhân Dần 2022: Lối thoát nào khỏi “vòng xoáy” tha hoá quyền lực?

>>> Thấy gì qua vụ án ở Cục lãnh sự : “Kiếm ăn trên xương máu đồng bào”

Bê bối “giải cứu công dân”: Sao Bộ trưởng và Thủ tướng chưa từ chức?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT