Link Video: https://youtu.be/U3mgUnxq2Vk
Vào lúc 19h đêm ngày 4/11/2022, kênh youtube “NhaThuocViDan Com Nguyễn Đăng Hải” đã đăng tải một video dài 2 phút 25 giây cho thấy rất đông người đang tụ tập trước một chi nhánh ngân hàng SCB tại Sài Gòn để đòi tiền.
Trong video, người dân đồng loạt hô to “SCB – trả tiền cho dân”. Sau đó, Giám đốc Ngân hàng này đã phải rời trụ sở bằng cáng cứu thương.
Khi băng ca đẩy ông ta ra, một số người dân đã xông đến nhưng bị bảo vệ ngăn lại, những tiếng la hét cho thấy đã có xô xát xảy ra. Một nhân viên của ông ta nói rằng, ông ta có bệnh tim.
Facebooker Philip Nguyen cũng đăng một status ngắn về vụ việc này, theo ông, những người tụ tập đòi tiền là những người mua trái phiếu của Công ty An Đông, tên đầy đủ là Công ty Cổ phần đầu tư An Đông. Comment trong status này, ông Philip Nguyen viết: “Lời của một khách hàng, “Thời gian này không khác gì địa ngục. Có lẽ, đến khi chết cũng không hết hận, hận SCB lừa dối (đây là loại trái phiếu tiết kiệm linh hoạt bác ạ, cứ sau 31 ngày bác muốn rút ra lúc nào cũng được). Thế là tôi tin tưởng tuyệt đối không nghĩ ở đây còn có cạm bẫy, đang nộp tiền thì bảo ký để mất tập trung, nhân viên cứ đánh dấu bác kí vào chỗ này. Xong không được cầm một thứ gì để về nhà đọc nữa, đến khi xảy ra rồi thì mới biết của An Đông. Tôi gục ngã ở quầy, khóc như tội đồ vì đây là tiền mua đất của con để làm nhà…”
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng người dân và nhà đầu tư nhỏ lẻ tiếp cận trái phiếu doanh nghiệp vì họ thấy bóng dáng của ngân hàng đứng đằng sau trái phiếu. Theo ông: “Thời gian qua, sự hỗ trợ của các ngân hàng đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam rất quan trọng. Họ hỗ trợ về kỹ thuật để các doanh nghiệp đủ điều kiện phát hành. Sau đó, ngân hàng còn hỗ trợ phân phối lượng trái phiếu đó. Nhờ vậy, trong 6 tháng đầu năm nay, bất chấp dịch bệnh, lượng trái phiếu doanh nghiệp vẫn tăng trưởng rất mạnh.”
Ngân hàng SCB không thể phủ nhận vai trò và trách nhiệm của họ trong việc tiếp tay cho hành vi lừa đảo thông qua việc phát hành trái phiếu của Công ty An Đông, khi mà họ biết rõ rằng, lượng trái phiếu đang phát hành chủ yếu không có tài sản bảo đảm. Ngay cả trong trường hợp có tài sản bảo đảm thì nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng không có khả năng thu giữ tài sản bảo đảm như ngân hàng. Khi rủi ro xảy ra, tài sản bảo đảm sẽ được dùng để chi trả theo thứ tự ưu tiên là: trả thuế cho Chính phủ, trả lương cho người lao động, trả nợ ngân hàng… cuối cùng mới trả cho người mua trái phiếu.
Việc người dân tụ tập, biểu tình trước cửa ngân hàng SCB xảy ra sau khi ngân hàng này gửi thư ngỏ đến khách hàng vào ngày 3/11, trong đó nhấn mạnh: “SCB khẳng định SCB chỉ thực hiện việc giới thiệu khách hàng cho các công ty chứng khoán và KHÔNG ký kết hợp đồng hay thỏa thuận nào với khách hàng liên quan đến việc mua/bán trái phiếu doanh nghiệp”.
Vâng, bằng một thư ngỏ vô hồn, SCB nhẹ nhàng rũ bỏ trách nhiệm, bỏ mặc “ai chết mặc ai” cho dù họ đã dính líu rất sâu trong quá trình mua bán đó. Những cố gắng của họ chỉ nhằm “giải đáp những thắc mắc của khách hàng”.
Được biết, Công ty An Đông là một doanh nghiệp khá lớn thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, hiện có 3 lô trái phiếu đã phát hành với tổng giá trị lên tới gần 25.000 tỷ đồng. Không chỉ Công ty An Đông, nhiều công ty khác cũng xảy ra những vấn đề tương tự. Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh cũng đã bị bắt vì hành vi thao túng trái phiếu.
Sau một thời gian dài thả nổi, giờ đây, có vẻ như các tập đoàn tư nhân, các đại gia bất động sản, đại gia ngân hàng… đang bộc lộ ra bộ mặt thật của mình, bộc lộ ra những phương thức làm ăn chụp giật, lừa đảo và những chiêu trò ma mãnh của họ đằng sau vẻ bề ngoài hào nhoáng, bóng bẩy, hoành tráng…
Đây là hậu quả của một xã hội dối trá, một thể chế bệnh hoạn với bộ máy lãnh đạo toàn sâu mọt.
Tú Ngọc – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Tổng Trọng tròng thòng lọng vào cổ ai và ai tròng thòng lọng vào cổ ông?
>>> Đồng Nai rung chuyển, Sài Gòn chấn động, Lê Hoàng Quân “thót tim”?
>>> Sóc Trăng: Giám đốc công an tỉnh bị 3 “lính dại” quật.
Mua bán trẻ sơ sinh – sự suy đồi của một xã hội bế tắc và bất ổn