Link Video: https://youtu.be/afPj3idwi3Q
Ngày 10/9/2019, phóng viên John Reed của tờ “Thời báo Tài chính” ở Anh đã tiết lộ một thông tin bị rò rỉ cho thấy, nhân viên của VinGroup chịu áp lực phải mua xe VinFast. Những quản lý cấp cao của VinGroup đối diện với nguy cơ bị mất tiền thưởng, nếu có quá ít người trong bộ phận làm việc của nhóm họ mua xe VinFast. Với áp lực đó, các quản lý lại phải đè tiếp áp lực xuống nhân viên của họ.
Việc sản xuất xe và thuyết phục để khách hàng tin tưởng, lựa chọn, là một chặng đường rất dài. Quảng bá thương hiệu, tung sản phẩm, khách hàng sử dụng và có phản hồi. Nếu phản hồi tốt, “tiếng lành đồn xa” thì sẽ hút thêm nhiều khách hàng khác. Nếu phản hồi không tốt thì kết quả là khách hàng sẽ rời bỏ sản phẩm. Bất kỳ sản phẩm nào khi tung ra thị trường cũng cần trải qua quá trình như thế.
VinFast ào ạt tung sản phẩm ra thị trường, mà lại muốn có lượng khách hàng ngay tức thì. Như vậy, chỉ có thể ép nhân viên của VinGroup mua, đó là cách nhanh nhất. Việc làm, lương thưởng, tương lai của nhân viên đều nằm trong tay ông Phạm Nhật Vượng nên ông ép nhân viên của mình phải “ăn cho hết” sản phẩm VinFast do chính ông làm ra. Ai dám không nghe?
Việc ép buộc nhân viên phải mua sản phẩm của mình, đó là cách hành xử độc tài của một ông chủ doanh nghiệp. Hầu hết nhân viên chọn cách im lặng chịu đựng, số ít nhờ người khác lên tiếng giúp trên mạng xã hội, nhưng không có ai dám trực tiếp lên tiếng trước hành động ép người ấy của ông Phạm Nhật Vượng.
Chiếc ô tô là tài sản lớn đối với người dân Việt Nam. Chiếc xe cũng liên quan tới sự an toàn của chủ nhân khi tham gia giao thông. Đó là lý do nhiều người không ngại bỏ ra số tiền lớn để mua những chiếc xe nổi tiếng về độ bền và tính an toàn. Không ai muốn đem sinh mạng của mình ra đùa giỡn. Vậy mà, trong khi độ an toàn của xe VinFast chưa được kiểm chứng, mà ông Vượng đã bắt nhân viên mua, thì khác nào đẩy họ vào vòng nguy hiểm khi tham gia giao thông?
Việc ép nhân viên mua VinFast giúp cho ông Phạm Nhật Vượng đẩy nhanh doanh số bán VinFast. Nhưng lại đẩy nhân viên của ông vào thế kẹt, vì phải xuất ra một khoản tiền lớn để mua một sản phẩm mà mình không hề mong muốn.
Mới đây, facebooker Hoàng Dũng đã dẫn nguồn từ báo Danviet cho thấy, tờ báo này đã để lộ thông tin một khách hàng của VMI, tên là Nguyễn Thuỳ Anh. Đây là trường hợp vi phạm quyền riêng tư khi tự ý để lộ thông tin của một cá nhân. Tuy nhiên, phát hiện sau đó của Hoàng Dũng mới là điều đáng chú ý.
Hoàng Dũng cho biết, Nguyễn Thuỳ Anh chính là nhân viên của Công ty ông Vượng. Nếu đây là sự thật, thì ông Phạm Nhật Vượng lại một lần nữa dùng chiêu cũ, ép nhân viên của mình “ăn cho hết” những gì mà VMI đưa ra. Đây là cách làm tăng doanh số, thu hồi vốn nhanh và ông Vượng có thể nắm chắc thành công.
Lâu nay ông Phạm Nhật Vượng vẫn điều hành Tập đoàn VinGroup theo kiểu độc tài, giống hệt như nhà nước Cộng sản, đây là điều không khó để nhận ra. Từ việc sử dụng lực lượng dư luận viên, đến việc kiểm soát thông tin trên báo chí, và cả sử dụng lực lượng công an đi trấn áp những người dám bóc phốt Vin.
Khi VinGroup ăn nên làm ra thì ông Vượng hưởng trọn. Nhưng khi Vin làm ăn thất bát, nợ nần chồng chất, thì ông Vượng ép nhân viên phải mua hàng ế, hàng tồn kho, để góp vốn cho Vin. Nếu ai không vâng lời, thì Vin có rất nhiều biện pháp để chế tài.
Độc tài không bao giờ vững bền. VinGroup hiện nay cố vươn ra thế giới, nhưng vẫn mang theo cách quản lý độc tài độc đoán rất Cộng sản. Việc ép người có thể giúp ông Vượng giải quyết được những khó khăn trước mắt, nhưng sẽ không phải là cách bền vững.
Nhân viên phải bỏ công sức cống hiến cho Vin để được Vin trả công, nhờ đó họ có nguồn thu nhập. Tuy nhiên, nguồn thu nhập chân chính đó không yên ổn, ông Phạm Nhật Vượng lại ép họ mua tờ giấy để giao tiền cho Vin. Có thể nói, đây là hành động rất thiếu đạo đức kinh doanh.
Ngọc Bảo – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Người Việt xin tỵ nạn tại Anh sẽ bị chuyển đến Rwanda
>>> Lửa cháy Bộ Ngoại giao, Bùi Thanh Sơn bị “lên thớt”, Phạm Bình Minh chuẩn bị?
>>> Sốc! Loạn ngay trong Bộ Công an, dựa hơi cha là Bộ trưởng, Tô Long “tác oai tác quái”
Đại học phía Bắc dùng ảnh cờ Tàu, phía Nam dùng ảnh lính Mỹ. Đâu là ý Đảng, đâu là lòng dân?