Link Video: https://youtu.be/Ef17S7q4o4A
Trái phiếu của Công ty An Đông, thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, là một loại trái phiếu được hệ thống các phòng giao dịch của Ngân hàng SCB phát hành cho người dân. Phần lớn các nạn nhân trong vụ này hiện đang có nguy cơ mất trắng.
Những nạn nhân cho biết, họ vì tin tưởng Ngân hàng SCB nên đã chuyển các khoản tiền gửi tiết kiệm sang mua trái phiếu của Công ty An Đông. Khi Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là Trương Mỹ Lan bị bắt hôm 08/10/2022, tổng số tiền đầu tư của các khách hàng SCB lên đến một tỷ đô la, có nguy cơ bị mất trắng.
Nhìn một cách khách quan, nếu những giao dịch mua bán trái phiếu là minh bạch, thì Ngân hàng SCB sẽ ít liên quan hơn. Nhưng rõ ràng, Ngân hàng SCB đã có những sai phạm rất nghiêm trọng trong đạo đức và nghiệp vụ, khi không thực hiện đúng vai trò tư vấn cho khách hàng khi mua trái phiếu.
Người mua, hay còn được gọi là nhà đầu tư, nếu được tư vấn đầy đủ về quyền và nghĩa vụ, cơ hội và rủi ro, thì sẽ có ý thức chủ động hơn khi tham gia vào giao dịch mua trái phiếu. Họ cũng sẽ không trở nên hoang mang và bất an, dẫn đến việc đi căng băng rôn, biểu ngữ đòi tiền.
Do Nhà nước, mà cụ thể hơn là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước, đã buông lỏng quản lý đối với các ngân hàng, các công ty phát hành trái phiếu, nên SCB mới có cơ hội lừa được những khách hàng, thay vì gửi tiền tiết kiệm thì chuyển sang mua trái phiếu. Quá trình lừa đảo này được SCB thực hiện một cách có hệ thống trên phạm vi cả nước và trong thời gian dài.
Đối mặt với các nạn nhân, các lãnh đạo của SCB vẫn khăng khăng cho rằng, họ chỉ là “bên giới thiệu” để khách hàng mua trái phiếu, do đó không có trách nhiệm trả lại tiền. Ngược lại, các nạn nhân khẳng định rằng, chính SCB đã dụ dỗ họ, và cố ý mập mờ khi đưa ra các thông tin về trái phiếu mà ngân hàng này đang cung cấp, và dẫn dắt họ quyết định ngưng gửi tiền tiết kiệm, để chuyển qua mua một loại trái phiếu “lãi cao hơn”.
Ông Lâm Minh Chánh, chuyên gia đầu tư tài chính và là nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Học viện Kinh doanh và Tài chính ở TP. HCM, đã phân tích về những sai phạm của Ngân hàng SCB trên facebook cá nhân của mình vào ngày 30/11/2022.
Những lỗi nghiêm trọng của nhân viên và SCB mà chuyên gia này nêu ra gồm: Chủ động chào mời khách hàng mua trái phiếu trong khi khách hàng vẫn có ý định gửi tiết kiệm tại ngân hàng; trình bày, tư vấn sai lệch về sản phẩm; nhân viên không hướng dẫn khách hàng đọc kỹ hợp đồng. Nghiêm trọng hơn, nhân viên bán trái phiếu nhưng không có giấy phép hành nghề chứng khoán.
“SCB không nhận trách nhiệm về việc mình đã làm” khi vụ việc vỡ lở. Trong khi, họ đã vi phạm luật chứng khoán khi bán trái phiếu phát hành riêng lẻ cho công chúng, mà đó lại là “trái phiếu lừa đảo và trái phiếu ma, trái phiếu rác”.
Ông lập luận rằng: “Đứng về lý, khách hàng đã ký hợp đồng thì phải chịu thiệt hại cuối cùng. Ngân hàng SCB không thể trả thay cho người lừa đảo.”
Nhưng với vai trò là nhân tố quan trọng trong việc giới thiệu, mồi chài “trái phiếu lừa đảo, trái phiếu ma, trái phiếu rác… đến người dân, thì SCB không thể chối bỏ trách nhiệm liên quan của mình”
Rõ ràng, đối với những hoạt động chào bán trái phiếu, huy động tiền có hệ thống và rộng khắp như của công ty An Đông, và dưới sự đồng loã của SCB, thì trách nhiệm của nhà nước là lớn nhất. Trao đổi với VOA Tiếng Việt vào ngày 7/1/2023, Tiến sỹ Vũ Đình Ánh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường giá cả ở Hà Nội, cho biết: “Nhà nước chưa có quy định hay hướng dẫn nào về việc bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu bị điều tra khiến cho các nạn nhân đến nay vẫn chưa có được câu trả lời về cách giải quyết đối với họ.”
Minh Vũ – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Từng dính vụ Formosa, sao Trần Hồng Hà lên Phó Thủ? Bóc mẽ thế lực chống lưng!
>>> Tư pháp thối nát: Sự nguy hiểm của việc học theo tấm gương đạo đức Nguyễn Hòa Bình.
>>> Nội chiến quốc doanh sư: Đại chiến rồi đại bại, Nhật Từ đóng “chiến phí” cầu hòa?
Vụ bé Hạo Nam, Nguyễn Trọng Nghĩa “non xanh” trên mặt trận tuyên truyền