Ngày 24/1 hãng tin Nhật Bản Nikkei Asia đưa tin, Tập đoàn Hòa Phát đã ngưng hoạt động ở 4 lò thép từ cuối năm ngoái. Trong trong khi các công ty sản xuất thép khác sử dụng lò điện cũng đã phải bắt buộc cắt giảm sản xuất mạnh. Được biết, Tập đoàn Hòa Phát là hãng xuất thép lớn nhất Đông Nam Á ở Việt Nam.
Nikkei Asia trích lời một quản lý trong ngành thép Việt Nam nói rằng tình trạng hiện đã chạm đến mức thấp nhất và hiện vẫn còn trong tình trạng này cho đến khi có thể hồi phục lại vào khoảng giữa năm 2023.
Báo chí trong nước cho biết, doanh thu thép của ba nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam là Hòa Phát, Hoa Sen và Nam Kim đã giảm 25% từ tháng 7 đến tháng 9 năm ngoái, do giảm cả về giá và cả về sản lượng.
Hòa Phát báo cáo lỗ ròng khoảng 76 triệu đô la trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9/2022, mức lỗ lớn nhất của hãng kể từ giai đoạn tháng 10 đến 12/2008 khi Châu Á đang có khủng hoảng tài chính.
Tỷ lệ hoạt động tại các nhà sản xuất sử dụng lò điện ở miền Nam bắt đầu giảm vào khoảng tháng 9/2022. Nhiều nhà máy trong số này được cho là đang hoạt động dưới 50% công suất, một số đang trong tình trạng hư hỏng. Nhân viên bị sa thải.
Hòa Phát đã tạm dừng sản xuất kim loại nóng tại hai trong số bốn lò đang hoạt động tại nhà máy thép hàng đầu Dung Quất, Quảng Ngãi kể từ tháng 11 năm ngoái. Công ty cũng tạm dừng khai thác tại một lò cao ở tỉnh Hải Dương.
Do đó, ba trong số bảy lò cao của nhà sản xuất hiện không sản xuất thép. Lò cao được thiết kế để chạy hết công suất 24/7. Việc tạm dừng hoạt động có thể làm hỏng chúng và việc đưa một lò không hoạt động trở lại hoạt động thường mất thời gian.
Một lãnh đạo công ty cho biết Hòa Phát đã quyết định “cầm máu” dù đã cắt giảm rất nhiều chi phí hoạt động.
Theo nguồn tin riêng của thoibao.de, nhiều công nhân của Hòa Phát và các nhà thầu phụ tại Dung Quất đã bị nợ lương từ khoảng tháng 7/2022, đến nay vẫn chưa được thanh toán. Rất nhiều công nhân hiện tại cực kỳ khó khăn, không có nguồn thu nhập để duy trì cuộc sống. Vào thời điểm tháng 7/2022, Hòa Phát công bố với công nhân, vì chiến tranh Ukraine nên họ không thể thu hồi vốn, do đó không còn tiền để trả công nhân.
Việt Nam đang đẩy mạnh chống tham nhũng, tập trung vào các giao dịch bất hợp pháp trên thị trường tài chính và vốn, liên quan đến ngành bất động sản.
Đầu năm 2022, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Công ty bất động sản và giải trí FLC Group, bị bắt vì nghi ngờ thao túng thị trường chứng khoán. Sau đó không lâu, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn BĐS Tân Hoàng Minh, đã bị bắt với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến trái phiếu thả nổi trị giá 10 nghìn tỷ đồng tại Việt Nam của 3 công ty trực thuộc Tập đoàn. Vào tháng 10/2022, bà Trương Mỹ Lan, người sáng lập kiêm Chủ tịch của Công ty Phát triển Bất động sản Vạn Thịnh Phát Group Holdings, bị bắt giam cùng với ba giám đốc điều hành khác của công ty.
Tất cả những điều này đã góp phần vào sự suy thoái trên thị trường bất động sản.
Thị trường bất động sản ở Trung Quốc chậm lại cũng được đánh giá là gây ảnh hưởng tới thị trường bất động sản ở Việt Nam.
Việt Nam hiện là quốc gia sản xuất nhiều thép nhất trong khối ASEAN. Nhu cầu về thép chậm lại được đánh giá là sẽ gây ảnh hưởng tới nền kinh tế chung của Việt Nam.
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay khá bi đát. Thị trường tài chính, bất động sản bất ổn kéo theo sự suy thoái của nhiều ngành liên quan, như thép, vật liệu xây dựng, xây dựng và thiết kế…
Bất ổn của hệ thống ngân hàng vẫn chưa được giải quyết một cách ổn thỏa. Cách bơm tiền để cứu nguy cho ngân hàng là một cách không bền vững. Niềm tin trên thị trường tài chính khó ma khôi phục trong thời gian ngắn.
Đất nước bất ổn, đời sống người dân bế tắc, nhưng thượng tầng còn bận đánh đấm phe nhóm, không có thời gian rảnh để suy tính kế sách phục hồi kinh tế.
Thu Phương – thoibao.de (Tổng hợp)