Ghế Chủ tịch nước đầy “sát khí”, nghiệp đao kiếm như Tô Lâm dễ bị họa… “sát thân”

Ghế Chủ tịch nước tích quyền lực cao nhất là thời ông Lê Đức Anh ngồi. Ông Lê Đức Anh vốn là tướng võ, là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông còn nắm được Tổng cục 2 Bộ Quốc phòng. Người có quyền lực nhất là kẻ nắm nhiều thông tin mật nhất. Cho nên từ năm 1992 đến 1997 ông Lê Đức Anh làm Chủ tịch nước, tưởng như hữu danh vô thực, nhưng quyền lực ngầm của ông rất lớn.

Trước khi lên làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ông Lê Đức Anh là Tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu. Cục Tình báo Quân đội, hay còn gọi là Cục 2, vốn thuộc Bộ Tổng tham mưu. Khi lên Bộ trưởng năm 1987, ông Lê Đức Anh nắm rất chắc cơ quan này. Sau đó, đến năm 1992, khi làm Chủ tịch nước, ông Lê Đức Anh vẫn giữ quyền điều khiển cơ quan này. Và ngay sau khi rời ghế Chủ tịch nước làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ông Lê Đức Anh vẫn giữ cơ quan này, dù không chính thức. Và thậm chí sau này về hưu vẫn thế.

Ông Lê Đức Anh được xem là Chủ tịch nước có quyền lực nhất

Đến năm 1995, ông Lê Đức Anh đã can thiệp để nâng cao vai trò của cơ quan tình báo này. Từ đó, Cục 2 được nâng lên thành Tổng cục 2, với tên gọi chính thức là Tổng cục Tình báo Quốc phòng. Từ vị trí phụ thuộc, Tổng cục 2 được chuyển thành cơ quan ngang hàng với Bộ Tổng Tham mưu. Đấy là công cụ giúp Lê Đức Anh nhìn thấu lòng dạ các đồng chí, và nhờ đó, ông Lê Đức Anh được xem là Chủ tịch nước có quyền lực đáng nể nhất, so với các đời Chủ tịch nước trước và sau ông.

Các Chủ tịch nước sau ông Lê Đức Anh như Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, đều là những người không có thực quyền. Tuy nhiên, dù không có thực quyền nhưng riêng ông Trương Tấn Sang kết liên minh với ông Nguyễn Phú Trọng, tạo nên thế lực có tiếng nói đáng kể, chứ không như ông Trần Đại Quang sau này.

Ông Trần Đại Quang lên làm Chủ tịch nước, đi lên từ võ tướng thứ nhì sau ông Lê Đức Anh, tuy nhiên, ông Trần Đại Quang ngây thơ hơn ông Lê Đức Anh. Trần Đại Quang ra khỏi “tổ kén” Bộ Công an là mất quyền kiểm soát đối với Bộ này, chính vì thế mà ông Trần Đại Quang đã bị lão già “trói gà không chặt” hạ một cách dễ dàng. Ông Lê Đức Anh thì rời “tổ kén” Bộ Quốc phòng vẫn còn kiểm soát cơ quan tình báo của Bộ này. Sự tính toán khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau. Sau này, ông Lê Đức Anh chết già chứ không phải bị hạ như Trần Đại Quang.

Bắt đầu từ khi ông Trần Đại Quang bị họa sát thân, dường như ghế Chủ tịch nước đã tích sát khí. Ông Nguyễn Phú Trọng thay thế ông Trần Đại Quang thì cũng xém chết tại Kiên Giang hồi năm 2019. Vào năm 2019, tưởng rằng ông Nguyễn Phú Trọng là vô đối, vậy mà ông cũng xém bị họa sát thân. Đến khi ông Nguyễn Xuân Phúc ngồi vào thì nhờ ngoan ngoãn viết đơn từ chức khi bị ép, mà thoát khỏi họa sát thân.

Giờ đây, ghế Chủ tịch nước đang trống, đến ông Nguyễn Phú Trọng cũng “tởn” vì đã một lần chết hụt trên ghế này. Vậy thì 2 ứng viên sáng giá nhất cho chiếc ghế này là ông Võ Văn Thưởng và ông Tô Lâm, ai sẽ ngồi vào đấy? Chẳng ai muốn ngồi, họ đùn đẩy nhau vì “khí sát” còn đang quanh quẩn nơi này.

Võ tướng ngày xưa là ông quan luôn mặc áo giáp mang gươm giáo theo mình. Thông thường, khi các võ tướng về triều báo công luôn bị tước gươm mới cho vào chầu, chỉ với võ tướng nào được đặc cách thì mới cho mang gươm vào. Thường vua muốn diệt võ tướng nào thì mời họ vào triều chầu, khi bị tước gươm thì võ tướng như chim ưng cắt sạch móng vuốt. Họa sát thân đến là không thể nào thoát.

Ông Tô Lâm nếu ngồi vào ghế Chủ tịch nước thì giống Trần Đại Quang hơn Lê Đức Anh

Ông Tô Lâm có rất nhiều kẻ thù, trong khi đó, Tổng cục Tình báo Bộ  Công an (tức Tổng cục 5) đã bị ông Nguyễn Phú Trọng cho giải tán. Như vậy, nếu ra khỏi tổ kén Bộ Công an, thì ông Tô Lâm sẽ không có gì phòng thân. Rất dễ gặp họa.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)