Link Video: https://youtu.be/atsgDdxBa9I
Ngày 28/2, blog Trân Văn trên VOA có bài “Từ chuyện y tế: Nhân sự theo quy trình; và khốn khổ, chế đúng… quy trình!”, bình về tình hình y tế Việt Nam hiện nay.
Tác giả cho biết, gần như hoạt động của toàn bộ các bệnh viện lớn nhất tại Việt Nam đều đã chuyển từ trạng thái bình thường sang cầm chừng. Tất cả các cơ sở y tế, bất kể quy mô đều thiếu đủ thứ (dược phẩm, hóa chất, trang bị, thiết bị,…) để có thể khám bệnh, chữa bệnh. Đây là điều hết sức bất thường. Các bệnh viện tuyến cuối như Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) … cũng thiếu đủ thứ.
Tác giả nhắc đến cuộc tọa đàm nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam năm nay, chủ đề lại là “Ngành y vượt khó. Tại cuộc tọa đàm diễn ra ngày 23/2 này, Bác sĩ Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, cảnh báo:
“Tại các bệnh viện lớn trên toàn quốc, vật tư y tế để chăm sóc người bệnh gần như đã hết, các hóa chất xét nghiệm để phục vụ chẩn đoán, điều trị cho người bệnh cũng gần như đã hết. Chúng ta chỉ còn khoảng thời gian từ một tuần tới hai tuần nữa. Nếu như chúng ta không tháo gỡ được các vướng mắc liên quan đến mua sắm y tế, các bệnh viện hầu như sẽ không hoạt động được nữa!”
Còn Bác sỹ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, lại dành phần lớn thời gian để trình bày về những bất cập của quy định hiện hành, khi đón tiếp ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo của Đảng đến tặng hoa, chúc mừng.
“Muốn mua sắm thì phải tổ chức đấu thầu. Muốn xét chọn thầu thì phải có ba bảng chào giá nhưng trên thực tế, tỉ lệ gói thầu có đủ ba bảng chào giá chỉ chừng 30% đến 40%. Có thể vì biết yêu cầu đó khó khả thi nên Bộ Tài chính hướng dẫn thêm rằng nếu không đủ ba bảng chào giá thì có thể thẩm định giá kê khai nhưng trên thực tế, không có cơ quan hữu trách nào thẩm định giá kê khai có đúng hay không… Do vậy mua sắm trong ngành y tế rất nhiều rủi ro vì rất dễ trở thành “cố ý làm trái”.
Tác giả nhấn mạnh, thiếu trang bị, thiết bị, nhân viên y tế phải làm thêm giờ (có khoa như Xạ trị phải làm từ 6 giờ sáng hôm nay đến rạng sáng hôm sau), căng thẳng hơn, cực nhọc hơn, nhưng đó vẫn chưa phải là điều đáng ngại nhất. Điều đáng ngại nhất là bệnh nhân lãnh đủ. Rất nhiều bệnh nhân có nhu cầu phải đi nơi khác để được chụp, chiếu rồi mang kết quả về Bệnh viện Chợ Rẫy cho bác sĩ chẩn đoán.
Trước, mỗi ngày Bệnh viện Chợ Rẫy khám – điều trị cho khoảng 6.000 bệnh nhân ngoại trú, nay – con số này chỉ còn… 2.000! Báo điện tử VietNamNet mới giới thiệu một phóng sự ảnh về Bệnh viện Chợ Rẫy và gọi đó là… “cảnh tượng chưa từng thấy”: Hàng loạt thiết bị kỹ thuật cao hư hỏng, bất khiển dụng nhưng không thể mua sắm, sửa chữa nên bệnh viện “tuyến cuối” cho cả khu vực Tây Nam, Đông Nam của miền Nam vốn nổi tiếng đông đúc, giờ thưa vắng khác thường.
Theo tác giả, giống như nhiều lĩnh vực khác, lĩnh vực y tế tại Việt Nam cũng có đủ loại scandal liên quan đến đầu tư hạ tầng, mua sắm dược phẩm, trang bị, thiết bị,… Giống như nhiều lĩnh vực khác, tham nhũng trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam cũng là vấn nạn trầm kha đã vài thập niên. Nỗ lực chấn chỉnh bằng việc đặt ra đủ loại quy định, soạn lập quy trình, rồi thanh tra, điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự như đã thấy trong vài năm gần đây đối với lĩnh vực y tế nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung không những không khả quan mà còn cho thấy hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam đã mục ruỗng đến mức vô phương cứu vãn! Dựa trên những gì đã biết, không thể chỉ xem yêu cầu ba bảng chào giá đang gieo vạ cho cả y giới lẫn dân chúng là biểu hiện của bất trí, trong nhiều trường hợp, sự vô lý đến mức không thể lý giải vì sao chính là đặt bẫy để kiếm lợi…
Tác giả dẫn chứng vụ án thông thầu của AIC với Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai liên quan đến các lãnh đạo tỉnh Đồng Nai. Vụ án này đã gây thiệt hại 148 tỷ đồng và làm cho 36 người bị khởi tố.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Giáo dục Việt Nam đã tạo ra nhiều “tướng cướp”
>>> Đừng để tiếp tục bị gạt nữa
>>> Bất ổn chính trị Việt Nam đang lớn dần
Đại sứ quán Ukraine tại Hà Nội cùng với thế giới đánh dấu một năm Nga xâm lược