Link Video: https://youtu.be/2QF00whldd0
Năm 2021, khi Đại hội 13 diễn ra, ông Phạm Minh Chính chiếm một trụ, Nguyễn Xuân Phúc chiếm một trụ trong Tứ trụ. Dù là ở ghế Chủ tịch nước hữu danh vô thực, nhưng ông Nguyễn Xuân Phúc cũng được đánh giá là ứng cử viên chạy đua vào chiếc ghế Tổng Bí thư vào năm 2026, tuy nhiên, giờ đây câu chuyện đó đã là quá khứ. Ông Nguyễn Xuân Phúc bị gạt ra hỏi cuộc đua bằng cú nock out ngay trước Tết Nguyên đán.
Trước đây, chính trường có biến động nhưng là biến động bên ngoài bộ tứ, trừ khi một trụ chết thì mới có sự thay thế, như trường hợp ông Trần Đại Quang, chứ không thể có chuyện Trụ bị quật ngã giữa nhiệm kỳ như ông Nguyễn Xuân Phúc. Trước đây, một khi đã trở thành một chân trong Tứ Trụ, thì được xem là an toàn, nhưng giờ đây, dù thuộc Tứ Trụ cũng không còn an toàn nữa.
Giờ đây, trong Tứ Trụ có 4 chân thì phe ông Nguyễn Phú Trọng đã chiếm 3 chân. Đầu nhiệm kỳ, phe ông Tổng chiếm 50%, giữa nhiệm kỳ phe ông Tổng chiếm 75%. Từ đây đến hết nhiệm kỳ, không có gì đảm bảo rằng, phe ông Tổng Bí thư không đẩy lên con số 100%. Trò chơi chính trị nó khó lường, không khác gì trận đấu bóng đá. Có thể xảy ra bất ngờ ở bất cứ giây phút nào trong trận đấu.
Đấy là trong Tứ Trụ, còn trong Chính phủ cũng thế. Dưới quyền của ông Phạm Minh Chính có 4 Phó Thủ tướng thì đã rụng 3, chỉ còn 1. Tỷ lệ rụng cũng là 75% chứ không ít. Hai Phó Thủ tướng trám vào là người được xem không thân thiện mấy với ông Thủ tướng. Thậm chí, ông Trần Lưu Quang còn là đối tượng đang đe dọa chiếc ghế Thủ tướng của ông Phạm Minh Chính, một khi ông Quang được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị trong kỳ họp Hội nghị Trung ướng sắp tới.
Bên trên thì ông Phạm Minh Chính bị vây 3 phía, bên trong Chính phủ, ông Chính bị sứt mẻ lực lượng đến 75%, thực sự ông Phạm Minh Chính vừa ở thế bị “bao vây” vừa sứt mẻ nội lực. Với trụ Thủ tướng cứng hơn trụ Chủ tịch nước rất nhiều, thì có vẻ như ông Trọng không muốn đánh mạnh, mà ông thực hiện chiến lược “tằm ăn dâu”, nghĩa là ông Trọng biến môi trường xung quanh ông Thủ tướng trở nên bất lợi hơn cho ông Thủ.
Ở Việt Nam, không một quan chức nào trong sạch, quan chức trong sạch là quan chức chưa bị lộ mà thôi. Trong 2 năm qua, nội bộ Chính phủ bị sứt mẻ nhiều. Có đến 3 Phó Thủ tướng rụng giữa chừng, 2 Bộ trưởng cũng rụng giữa chừng và con số có vẻ vẫn chưa dừng lại. Trong khi đó, bên Ban Bí thư không hề sứt mẻ gì cả. Ngay cả ông Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, cũng không hề bị sao, mặc dù quá khứ ông này dính rất nhiều tiêu cực.
Nếu xét trong phạm vi lãnh đạo chủ chốt của Đảng Cộng sản, thì phe ông Trọng chiếm đến 4 trong 5 người. Như vậy, tiếng nói của ông Phạm Minh Chính làm sao có trọng lượng bằng 4 tiếng nói của những người cùng phe với ông Tổng Bí thư được. Phe ông Nguyễn Phú Trọng chiếm áp đảo trong Tứ Trụ, chiếm áp đảo trong nhóm lãnh đạo chủ chốt và chiếm áp đảo trong Bộ Chính trị. Cuộc chơi quá mất cân bằng đối với ông Phạm Minh Chính.
Có ý kiến cho rằng, không hẳn ông Nguyễn Phú Trọng chỉ tham quyền cố vị, mà ông có nhiệm vụ chưa thể làm xong, nếu ông chỉ ngồi ghế Tổng Bí thư 2 nhiệm kỳ rồi rút. “Đệ ruột” của ông là Vương Đình Huệ vốn là người có sức chiến đấu kém, nếu năm 2021 ông rút, thì Vương Đình Huệ chưa chắc gì vượt được Nguyễn Xuân Phúc, chứ nói gì đến việc qua mặt Phạm Minh Chính?
Trong trò chơi này, chỉ có ông Nguyễn Phú Trọng mới đủ thâm, đủ hiểm để triệt đi vây cánh của Phạm Minh Chính. Nếu thả Vương Đình Huệ ra “đấu tay đôi”, e là không có cửa hòa cho Vương Đình Huệ, chứ nói gì đến thắng? Đã từng làm Phó Thủ tướng, là người được đào tạo về kinh tế tài chính, nhưng thua ông tướng tình báo Công an trong trận chiến giành ghế Thủ tướng là minh chứng rõ ràng. Nếu không có ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Vương Đình Huệ chẳng làm gì được.
Ngọc Hàn – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Ban Tuyên giáo thích nắn gân và dạy đời bị lố gây phản ứng
>>> Việt Nam lắm chuyện khôi hài
>>> Tương lai của giới lãnh đạo Việt Nam
Trừ Ba Dũng, chưa ai dám “hồi mã thương” ông Tổng. Thủ Chính có dám?