Link Video: https://youtu.be/j7rUwaLUfjs
Ngày 29/3, blog Trân Văn trên VOA có bài bình luận “Tại sao ông Trọng, ông Thưởng, ông Huệ, ông Chính “không nghĩ, không làm”?”
Theo tác giả, khi “Sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật” đã trở thành một loại tuyên ngôn của “nhà nước pháp quyền XHCN” ở Việt Nam, thì tại sao, từ trên xuống dưới vẫn cứ phải lặp đi lặp lại về “dám nghĩ, dám làm”?
Tác giả cho rằng, xét về bản chất, Dự thảo “Nghị định Quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung”, là sự thừa nhận rằng, các chủ trương, chính sách của nhà nước là bất cập, là phi lý…
Tác giả nhận xét, văn minh nhân loại đã giúp hình thành ngạn ngữ pháp lý “công dân được phép làm mọi thứ luật pháp không cấm”, đồng thời phát triển thêm vế sau, “công chức chỉ được làm những điều mà luật pháp cho phép”, để ngăn chặn sự tùy tiện, lạm quyền. Điều này đã trở thành nền tảng luật pháp của nhiều quốc gia.
Nếu đã “Sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật”, thì tất cả mọi việc làm, mọi quyết sách của quan chức chỉ việc đối chiếu theo pháp luật để phân định đúng – sai. Hà cớ gì còn phải “khuyến khích”, phải động viên “dám nghĩ, dám làm”.
Tác giả đặt vấn đề rằng, tại sao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng không nghĩ, không làm, để tạo ra sự thay đổi cần thiết. Đó là việc luật hóa để gỡ bỏ những vướng mắc trong các thủ tục hành chính, nhằm bảo đảm khẩu hiệu “Sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật” vẫn là tôn chỉ của “nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa”, mà lại đi khuyến khích cá nhân công chức vượt rào, “dám nghĩ, dám làm”?
Tác giả lấy dẫn chứng từ những phát biểu bất nhất của ông Phạm Minh Chính, trong vai trò Thủ tướng, trước tình trạng hệ thống y tế gần như tê liệt vì thiếu thuốc, thiếu đủ thứ. Theo đó, vào tháng 9/2022, ông Chính ra lệnh: “Cương quyết, dứt khoát không vì thủ tục hành chính, vì vướng mắc quy định, vì thiếu trách nhiệm mà để thiếu thuốc, sinh phẩm, vật tư y tế kéo dài”. Nghĩa là ông đang khuyến khích cán bộ vượt rào thủ tục hành chính để bảo đảm đủ thuốc, đủ vật tư y tế. Nhưng sau đó ông lại bổ sung: “Ai làm sai thì phải xử lý, kỷ luật nhưng không để vì xử lý, kỷ luật mà để ảnh hưởng tới việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân”. Với phát biểu này thì chắc chắn chẳng ai dám vượt rào.
Tác giả lại đặt ra vấn đề, tại sao người vừa góp mặt trong cơ quan lập pháp (ĐBQH), vừa đứng đầu các cơ quan hành pháp (Thủ tướng) như ông Chính, lại đặt ra các quy phạm pháp luật gây “vướng mắc”, nhưng thay vì bãi bỏ, sửa đổi, lại đi khuyến khích thuộc cấp nên “dũng cảm” làm ngược lại?
Giới lãnh đạo Cộng sản từ xưa đến nay vẫn thường xuyên bất nhất, hôm nay họ phát biểu thế này, ngay ngày mai họ có thể nói ngược hoàn toàn, xoay 180 độ. Khẩu hiệu “dám nghĩ, dám làm” cũng không mới mẻ gì, nó đã được giới lãnh đạo Cộng sản sử dụng suốt mấy chục năm qua, và tất nhiên, đã có rất nhiều nạn nhân của khẩu hiệu này, kể cả quan chức và doanh nghiệp.
Tác giả nhắc đến hai trường hợp, từng được hệ thống chính trị, hệ thống công quyền và hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam tôn vinh. Đó là ông Đinh La Thăng và ông Nguyễn Bá Thanh, những người từng được xem là mẫu điển hình “dám nghĩ, dám làm”. Nhưng ông Nguyễn Bá Thanh đã phải trả giá cho cái sự “dám nghĩ, dám làm” của ông, bằng chính sinh mạng ông. Còn với ông Đinh La Thăng, vào tháng 3/2016, ông Thăng còn được tung hô là “hiện tượng”, là tấm gương về “văn hóa lãnh đạo” vì “dám nghĩ, dám làm”. Nhưng chỉ một năm sau, cũng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền và hệ thống truyền thông đó đã trở mặt. Họ chỉ trích ông, bảo ông nên “dám chịu trách nhiệm”. Thực tế, ông Thăng đã bị truy cứu trách nhiệm, đã bị phạt nặng, nhưng có ai “dám nhận trách nhiệm” liên đới vì đã khuyến khích ông “dám nghĩ, dám làm” hay không?
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Làm EVN lỗ 64 ngàn tỷ, Dương Quang Thành “ăn no” tháo chạy
>>> Vượng Vin “tẩu hỏa nhập ma”? Bán gà đẻ trứng vàng dồn tiền cho VinFast đốt!
>>> Đi dép tổ ong diễn bài khắc khổ, nhưng Quyền Linh lại giấu nghề “lùa gà” làm giàu
Phải chăng Ukraine bắt đầu phản công?