Link Video: https://youtu.be/xkz1WKkx2-4
RFA Tiếng Việt ngày 28/5 loan tin “Ukraine: Hội đồng Thành phố Kiyv tước danh hiệu công dân danh dự của ông Trường Chinh”.
Theo đó, Hội đồng thành phố Kiyv của Ukraine, hôm 25/5, đã bỏ phiếu nhất trí tước danh hiệu công dân danh dự của cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Trường Chinh, trong một cuộc bỏ phiếu tước danh hiệu này từ một loạt các cựu lãnh đạo Cộng sản của Liên Xô trước đây, bao gồm cả Leonid Brezhnev, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô (1964 – 1982).
RFA dẫn đài Tiếng nói Ukraine, cuộc bỏ phiếu diễn ra vào trước lễ kỷ niệm Ngày Kyiv, dự kiến diễn ra vào ngày 28/5. Đây là lễ kỷ niệm ngày thành lập thủ đô của Ukraine.
Theo đài Tiếng nói Kyive, danh hiệu công dân danh dự được giới thiệu vào năm 1982 và trao lần đầu tiên cho cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Brezhnev.
Hội đồng thành phố Kyiv cho rằng, ông Brezhnev đóng vai trò quan trọng trong việc đàn áp các cuộc biểu tình ở các nước trong Hiệp ước Warsaw; cuộc chiến Afghanistan mà Liên Xô can dự từ năm 1979 đến 1989; cuộc chạy đua vũ trang, và hậu thuẫn các chế độ “cách mạng” ở các nước “thế giới thứ ba” – tên gọi dành cho các quốc gia đang phát triển ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Việt Nam cũng nằm trong danh sách các nước này.
Theo Wikipedia, ông Trường Chinh (1907 – 1988), tên thật là Đặng Xuân Khu, còn có bí danh là Anh Năm. Ông giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam 2 lần: lần đầu vào giai đoạn 1941 – 1956; lần thứ hai vào năm 1986, sau khi ông Lê Duẩn qua đời. Ông làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam (tức Chủ tịch nước) từ năm 1981 đến 1987. Ông còn được biết đến là một nhà thơ Cách mạng với bút danh Sóng Hồng.
Trường Chinh quê ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng. Ông là một trong những người tham gia cuộc vận động thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng ở miền Bắc và trở thành một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng này.
Trường Chinh được xem là một người trung thành với Chủ nghĩa Marx – Lenin. Ông chịu ảnh hưởng của Hồ Chí Minh và được coi là “học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh”, mặc dù không phải lúc nào ông cũng đồng ý với tư tưởng của Hồ Chí Minh.
Ông ủng hộ phong trào chống thực dân và không chống lại chủ nghĩa dân tộc. Ông là người đã học tập mô hình Cải cách Ruộng đất từ Trung Quốc, đem về vận dụng ở Việt Nam. Ông từng được cử làm Trưởng ban Cải cách Ruộng đất vào năm 1953.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam nhận sai lầm trong Cải cách Ruộng đất, và ông Hồ Chí Minh khóc lóc trước quốc dân, thì trách nhiệm về sai lầm này được đổ lên vai ông Trường Chinh. Ông bị cách chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản vì bị quy trách nhiệm này. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, ông cũng chỉ là “con dê tế thần” cho Đảng. Bởi nguyên tắc hoạt động của Đảng là quyết định tập thể, nên không thể có chuyện một chương trình lớn như Cải cách Ruộng đất lại chỉ do một mình ông Trường Chinh quyết định.
Việt Nam cũng như các nước theo Chủ nghĩa Cộng sản đều thực hiện Cải cách Ruộng đất. Điều này xuất phát từ quan điểm của Marx cho rằng, tư hữu tư liệu sản xuất dẫn đến bóc lột và bất công. Vì vậy, họ tịch thu ruộng đất của người giàu và công hữu hóa ruộng đất đó, đưa dân cày vào hợp tác xã, và dẫn đến kinh tế đình trệ, đói nghèo.
Đến tận ngày nay, Đảng Cộng sản vẫn bám riết lấy tư duy “đất đai sở hữu toàn dân”, cho dù điều này làm sản sinh ra một tầng lớp dân oan khốn khổ và tầng lớp đại gia cướp đất, làm giàu trên xương máu người dân. Bởi việc công hữu tài sản là điểm mấu chốt để thực hành Chủ nghĩa Marx.
Hiện vẫn chưa rõ số người chết trong Cải cách ruộng đất ở Việt Nam là bao nhiêu. Có một số ước tính của chuyên gia cho rằng, con số này có thể chiếm khoảng 5% dân số miền Bắc, tức khoảng nửa triệu người.
Xuân Hưng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> VinFast vua rớt giá hay vua nằm bãi?
>>> Vượng nhận cú đấm trời giáng trên đất Mỹ, VinFast phải triệu hồi xe vì lỗi nguy hiểm!
>>> Tô Lâm tung đòn thù với Bùi Tuấn Lâm. Dùng đòn bẩn rửa mặt bẩn?
Việt – Thái đối thoại về an ninh, không rõ có đề cập đến vụ bắt cóc Đường Văn Thái?