Yêu nước không phải là là “người Việt dùng hàng Việt”. Mà lòng yêu nước là biết lên tiếng trước cái xấu, đóng góp để thay đổi xã hội, để đất nước ngày càng tiến bộ hơn. Yêu nước là yêu quê hương, yêu tổ quốc, yêu nước không phải là yêu Xã hội Chủ nghĩa, yêu nước không phải là dùng hàng Việt. Đất nước không thể bị đồng nhất với Đảng Cộng sản, đất nước không thể bị đánh đồng với một thương hiệu hàng hóa nào cả. Khi người ta đánh đồng điều đó, thì đấy là lợi dụng.
Ông Phạm Nhật Vượng không công khai đánh đồng VinFast với đất nước. Tuy nhiên, qua thao túng truyền thông, ông Vượng đã lái dư dư luận trong nước theo hướng mua VinFast là yêu nước, và ông đã thành công. Vậy thì, VinFast được tung ra thị trường đã 5 năm, mà vẫn không tự đứng được trên đôi chân của mình hay sao mà phải nấp sau bức tường “lòng yêu nước” để hưởng lợi? Như vậy, rõ ràng, một doanh nghiệp mà cứ đem lòng yêu nước ra dụ khách, thì doanh nghiệp này có đứng được trên thị trường thế giới hay không?
Thực ra, Việt Nam có thương hiệu ô tô của Việt Nam, nhưng thực chất, công nghiệp nền tảng xây cho ngành ô tô của Việt Nam vẫn là con số không. Vậy thì khác nào thương hiệu VinFast chỉ có mác là Việt Nam, còn trong ruột là hàng loạt chi tiết đi mua từ các nền sản xuất khác lắp vào. Có người cho rằng, vì VinFast lắp đủ thứ chi tiết từ các tiêu chuẩn khác nhau, và chất lượng cũng khác nhau, nên không thể kiểm soát được sản phẩm.
Việc đặt hàng các nhà sản xuất linh kiện là chuyện bình thường của bất kỳ hãng xe nào. Tuy nhiên, các hãng lớn làm chủ công nghệ, nên họ kiểm soát được chất lượng những chi tiết mà họ đặt hàng. Ngay cả Iphone cũng đặt hãng khác gia công cho họ, nhưng tại sao Iphone được bán ra thị trường chất lượng vẫn tốt? VinFast không có khả năng làm chủ công nghệ, nên mới thả nổi chất lượng như vậy.
Đã 5 năm trôi qua, bài toán chất lượng vẫn là bài toán khó. VinFast chưa thể giải được bài toán này, mà chỉ biết lợi dụng lòng yêu nước, đẩy người tiêu dùng đối mặt với nguy hiểm. Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp trong trường hợp này rất đáng lên án.
Mới đây, trên mạng xã hội có lan truyền một đề thi toán của kỳ thi thử vào lớp 10 phổ thông trung học trên địa bàn thành phố Vinh, Nghệ An. Câu 3 của đề toán này đưa hình ảnh taxi xanh SM hiệu VinFast của ông Phạm Nhật Vượng vào làm ví dụ. Đây rõ ràng là chiến dịch nhồi sọ, chẳng khác nào hình ảnh Đảng Cộng sản và ông Hồ Chí Minh được ca ngợi trong nền giáo dục. Việc làm này nói lên 2 điều, một là, Phòng Giáo dục thành phố Vinh đang làm quảng cáo cho một hãng taxi; thứ hai, hãng taxi của ông Phạm Nhật Vượng đang có ý đồ nhồi sọ học sinh.
Đánh tráo khái niệm yêu nước, dùng hình ảnh của mình nhét một cách cưỡng bức vào đầu học sinh. Làm thế thì VinFast chẳng khác nào Cộng sản. Việc nhồi nhét như thế này, ông Phạm Nhật Vượng được lợi là giới học sinh biết đến taxi VinFast, nhưng cũng tạo ra phản ứng tiêu cực từ xã hội, khi mà người ta nhìn thấy giáo dục đang làm chức năng công cụ.
Người tỉnh táo sẽ thấy nghi ngờ đối với thương hiệu VinFast, sẽ đặt câu hỏi, tại sao VinFast phải nấp sau những bức tường làm gì? Sao phải nấp vào lòng yêu nước? Sao phải nấp vào giáo dục?
Từ đó thì câu trả lời cũng sáng tỏ, chỉ những thương hiệu kém chất lượng nên thiếu tự tin, mới đi nấp vào những nơi như thế. Vậy thì có nên bỏ tiền ra mua một sản phẩm của một thương hiệu mà không dám đứng thẳng như thế hay không?
Đã là doanh nghiệp thì trước hết phải biết tự đứng. Chưa có thương hiệu toàn cầu nào mà không thể tự đứng. Hiện nay, VinFast đang phải sống nhờ vào lòng yêu nước lệch lạc, vậy khi khách hàng nhận ra, họ đã yêu nước sai cách, thì VinFast sẽ ra sao? Sẽ ngã nhào sao? Đấy là cách xây dựng thương hiệu thiếu bền vững.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)