Việt Nam đang đi ngược với thế giới văn minh, về thu nhập quốc dân, Việt Nam vốn đã bị thế giới văn minh bỏ ngày một xa, và về giáo dục, Việt Nam lại càng bị bỏ xa hơn. Nền giáo dục Việt Nam thiếu tính thực tiễn. Bao nhiêu năm nay vẫn thế, giáo dục không theo kịp nhu cầu xã hội. Doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư công nghệ vào Việt Nam để tận dụng giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, nền giáo dục Việt Nam không cung cấp cho họ đủ con người có chuyên môn, có đạo đức, như họ cần.
Người giỏi chuyên môn trong xã hội Việt Nam vốn đã hiếm, mà lại càng hiếm hơn khi tìm được người vừa giỏi chuyên môn, vừa có trách nhiệm công việc cao, vừa có đạo đức. Chính điều này đã ngăn cản luồng đầu tư FDI của những ngành công nghệ cao vào Việt Nam. Được biết, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tập trung ở lượng nhưng thiếu chất. Phần lớn các ngành đầu tư vào Việt Nam là những ngành gia công, cần lao động đơn giản.
Tại Việt Nam, sinh viên bị buộc phải học những môn liên quan đến chính trị. Những môn như triết học Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, Kinh tế – Chính trị Mác Lênin vv… Nói chung, người sinh viên bị nhồi nhiều thứ vô bổ vào đầu rất nhiều. Theo tìm hiểu của chúng tôi, sinh viên khi tiếp xúc với những môn chính trị vô bổ, đã sinh ra cách học đối phó, cốt chỉ để lấy điểm chứ không lấy kiến thức.
Sinh viên đều rất ngán ngẩm khi phải học những môn chính trị vô ích, vô bổ, giáo điều và rỗng tuếch, không phù hợp với thực tế cuộc sống mà họ chứng kiến. Cho nên, họ chỉ cần lấy điểm để qua môn, chứ không muốn đào sâu những kiến thức đó. Cách học này rất nguy hiểm, bởi nó tạo thói quen xấu cho sinh viên.
Lối học của sinh viên Việt Nam hiện nay bị căn bệnh học đối phó lây lan. Khi đã quen với cách học đối phó, sinh viên cũng áp dụng cách học này với những môn khác. Và kết quả là hàng loạt sinh viên tốt nghiệp ra trường có bằng nhưng chuyên môn yếu. Theo chúng tôi tìm hiểu được, những người lao động đã từng tốt nghiệp đại học cho biết rằng, chỉ khoảng 20% kiến thức của họ là từ học đường, còn lại là tự học khi va chạm trong công việc.
Những năm gần đây, nhiều học sinh ở vùng quê Hà Tĩnh sau khi hoàn thành chương trình trung học phổ thông, không chọn lựa vào đại học, mà đi lao động ở nước ngoài. Trong đó, có nhiều em là học sinh giỏi, đỗ các trường Đại học danh giá.
Cafebiz cho biết, hơn 10 năm trước, gia đình ông N.V.M. (sinh năm 1971, huyện Can Lộc) là hộ nghèo. Tuy nhiên, từ khi hai người con của gia đình ông đi lao động ở Đức, cuộc sống của họ đã sang trang mới. Ông M. cho biết, hai con của ông không ai đi học đại học nhưng vẫn kiếm được nhiều tiền. Hiện mỗi tháng hai con ông gửi về nhà hơn trăm triệu đồng.
Mỗi tháng, hai người gửi về 100 triệu đồng, thì 2 người này làm ra phải nhiều hơn 100 triệu. Với mức lương dành cho sinh viên mới ra trường ở Việt Nam, trung bình khoảng 6 triệu/tháng, thì với thu nhập như thế này, mỗi tháng làm lao động ở Đức có thể thu nhập bằng 10 tháng của những cử nhân ở Việt Nam. Theo chúng tôi được biết, lương trung bình của lao động có trình độ đại học, với 2 năm kinh nghiệm, vào khoảng 8 triệu đồng/tháng, còn lương trung bình của cử nhân mới ra trường chỉ tầm 6 triệu đồng/tháng.
Đó là kết quả của nền giáo dục Xã hội Chủ nghĩa, nền giáo dục đã tạo ra những nhân lực không có chất lượng. Cứ đào tạo đại trà và cho ra trường những con người có bằng nhưng thiếu chuyên môn. Và đó là lý do mà nhiều học sinh giỏi đang quay lưng với giáo dục và chọn đi làm culi ở nước ngoài. Với năng lực trồng người như vậy, thì làm sao họ thực hiện ước mơ “sánh vai cùng cường quốc 5 châu” được? Người Cộng sản là người chỉ giỏi nổ, mà không giỏi thực hiện, thế nên mới có câu “Đừng nghe những gì Cộng sản nói hãy nhìn những gì Cộng sản làm”.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo: