Chuyện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về cơ chế, vai trò của Đảng và chính quyền trong mối quan hệ với nhân dân, rằng “Cơ chế của Việt Nam tôi cho là ưu việt nhất trong thời đại bây giờ”, đã gây ra những tranh cãi trong nhiều ngày qua.
Dư luận và giới chuyên gia thấy rằng, nếu không bởi lý do về sức khỏe tâm thần của Tổng Bí thư, do căng thẳng trong công việc, thì ít nhất, tư duy của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy là đáng lo ngại.
Dẫu những thông tin rò rỉ khả tín từ Hội nghị Trung ương 8 cho rằng, Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị này đã phải chịu các áp lực rất lớn từ nhiều phía khác nhau, nên ông Trọng đã phải chấp nhận tuyên bố với Ban Chấp hành Trung ương là “không tham vọng quyền lực”, và nói rõ là sẽ rút lui.
Có nghĩa là, Tổng Bí thư Trọng đã chấp nhận từ bỏ tham vọng quyền lực, với mục tiêu tiếp tục bám lấy chiếc ghế quyền lực hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam, ở kỳ Đại hội Đảng lần thứ 14 sẽ diễn ra vào đầu năm 2026.
Tuy nhiên, người ta thực sự ngạc nhiên, khi nhiệm kì Đại hội 13 mới đi được nửa nhiệm kỳ, nghĩa là còn tới hơn 2 năm nữa, vậy mà, Tổng Bí thư Trọng đã rốt ráo khởi động làm quy hoạch nhân sự cho Đại hội 14.
Trong bối cảnh công tác nhân sự của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rõ ràng đã khủng hoảng trầm trọng, số lượng các ủy viên Trung ương, lãnh đạo các cấp lũ lượt vào tù mấy năm gấn đây, lớn cả về số lượng lẫn quy mô chức tước. Điều đó cho thấy, chất lượng nhân sự do Trưởng Tiểu ban Nhân sự Nguyễn Phú Trọng chọn lựa là rất có vấn đề.
Hội nghị Trung ương 8 vừa bước vào thảo luận ngày thứ ba, thì trên trang website của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) đã đăng một bài viết có nhan đề: “Lựa chọn cán bộ đủ đức, đủ tài đưa vào Ban Chấp hành Trung ương khóa mới”. Đây là hiện tượng chưa từng có, vì bài viết này không tránh né, mà tấn công trực diện Tổng Bí thư. Điều nguy hiểm là, bài viết đã trích dẫn phát biểu của các chức sắc trong Hội đồng Lý luận Trung ương, do Tổng Bí thư Trọng trực tiếp quản lý. Điều đó cho thấy, “quân” của Tổng Bí thư Trọng cũng chẳng còn nể trọng ông ta nữa.
Tờ trình “Quy hoạch nhân sự khóa 14” của Bộ Chính trị đã vấp phải phản ứng của một số ủy viên Trung ương. Bởi vì, ông Trọng – người đứng đầu Đảng – cho rằng, không cần thiết phải bầu bổ sung 13 ghế ủy viên Trung ương, trong đó có 2 ghế ủy viên Bộ Chính trị. Điều này đã không thoả mãn được các đại biểu dự Hội nghị.
Tất cả đều nằm chung trong một logic, các ủy viên Trung ương Đảng thừa biết, ông Nguyễn Phú Trọng muốn duy trì “hiện trạng”, không muốn xáo trộn, đồng nghĩa với việc quyền lực sẽ bị phân tán.
Đó chính là lý do, tại sao, tại Hội nghị Trung ương 8, các đại biểu đã dành phần lớn thời gian để mổ xẻ quy hoạch nhân sự cho Đại hội Đảng khóa 14. Nhiều ý kiến cho rằng, còn quá sớm để bàn về công tác nhân sự.
Tuy nhiên, Tổng Bí thư và lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam đã vội vã quyết định thành lập 5 tiểu ban phục vụ cho Đại hội 14, gồm: Tiểu ban Văn kiện; Tiểu ban Kinh tế – Xã hội; Tiểu ban Nhân sự; Tiểu ban Điều lệ Đảng; và Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội.
Trong đó, Tiểu ban Văn kiện sẽ do ông Nguyễn Phú Trọng đảm trách. Tiểu ban Nhân sự có nhiệm vụ xây dựng phương hướng công tác nhân sự cho Ban Chấp hành Trung ương; lên kế hoạch giới thiệu nhân sự cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, nhiệm kỳ 2026 – 2031.
Tiểu ban Kinh tế – Xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Tiểu ban và Tiểu ban điều lệ Đảng do Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai chịu trách nhiệm.
Xin được nhắc lại, dù sẽ nghỉ khi kết thúc nhiệm kỳ Đại hội 13, nhưng ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn không yên tâm về vận mệnh của ông ta trong những ngày cuối đời. Bởi theo quy luật chung, “kiến ăn cá rồi sẽ tới lúc cá sẽ ăn kiến”. Nhất là, ông Trọng là một kẻ luôn gây thù chuốc oán.
Khác xa thông lệ của tất cả các kỳ đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam từ trước tới nay, còn hai năm nữa Đại hội 14 mới bắt đầu, song trên thực tế cho thấy, “cỗ máy” tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng đã khởi động và bắt đầu gay cấn./.
Trà My – Thoibao.de