Link Video: https://youtu.be/qxBMsK17rME
BBC Tiếng Việt ngày 28/10 có bài bình luận “Vì sao cái chết của ông Lý Khắc Cường nguy hiểm đối với ông Tập Cận Bình”.
BBC bình luận, việc một nhà lãnh đạo ở Trung Quốc qua đời, có thể mở ra những thay đổi lớn, như đã xảy ra sau thời Mao Trạch Đông, hoặc có thể dẫn đến biến động chính trị, giống như khi sự thương tiếc dành cho ông Hồ Diệu Bang biến thành cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Vì lý do này, việc cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường qua đời, đã kích hoạt nhiều biện pháp khác nhau để đảm bảo duy trì sự ổn định ở Trung Quốc, ví dụ trấn áp việc sử dụng VPN.
Đảng không muốn để tang một cựu lãnh đạo quyền lực số hai, để gây ra sự chỉ trích rộng rãi hơn đối với chính quyền hiện tại, do ông Tập Cận Bình lãnh đạo.
BBC cho rằng, không chỉ vì ông Lý qua đời đột ngột, mà còn vì những gì ông đại diện: Một cách thức điều hành khác với Tập Cận Bình.
Ông Lý là một người theo chủ nghĩa thực dụng sáng suốt, và dường như không quan tâm lắm đến hệ tư tưởng. Và đây là một lý do, tại sao ông lại là một nhân vật cô đơn trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc.
BBC dẫn một nguồn tin rò rỉ, theo đó, năm 2007, khi còn là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Liêu Ninh, ông Lý được cho là đã nói với Đại sứ Mỹ rằng, số liệu GDP của địa phương là không đáng tin cậy để đánh giá tình hình kinh tế.
Việc chỉ trích số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc, ngay cả sau những cánh cửa đóng kín, với Mỹ, không thể khiến các đối thủ chính trị của ông hài lòng.
BBC cho biết, cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường được coi là một trong những nhân vật chính trị thông minh nhất trong thế hệ của mình.
Trong một Đảng do các kỹ sư thống trị, ông Lý là một nhà kinh tế học, người nổi tiếng với việc “nói đúng sự thật”, bằng cách thừa nhận một cách trung thực và công khai các vấn đề kinh tế của Trung Quốc, như một cách để tìm ra giải pháp cho các vấn đề này.
Trong đại dịch, ông đã nói về những thiệt hại mà chính sách zero Covid đặc trưng của ông Tập, đã gây ra cho nền kinh tế và người dân thường Trung Quốc.
Ông Lý nói thêm rằng, có một con đường rõ ràng phía trước, nói rằng “sự phát triển là cơ sở và chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề ở Trung Quốc“. Điều đáng chú ý là ông nói sự phát triển chứ không phải hệ tư tưởng.
BBC phân tích, dưới chính quyền trước đây của ông Hồ Cẩm Đào, với sự lãnh đạo tập thể, các phe phái khác nhau trong Đảng phải được cân bằng.
Nhưng dưới thời ông Tập, đó là đường lối của ông Tập Cận Bình, hoặc là đường lối sai lầm.
Trước khi từ chức vào tháng 3/2023, ông Lý Khắc Cường là nhân vật cấp cao cuối cùng của Chính phủ có liên quan đến thời ông Hồ Cẩm Đào và cách làm việc của giai đoạn này. Sự hiện diện của ông đại diện cho một thời điểm khác, ít nhiệt tình về chính trị, tập trung cho hoạt động kinh tế, hơn là khẩu hiệu của Đảng.
Việc ông qua đời chỉ vài tháng sau khi các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng cấp cao bị cách chức một cách không rõ nguyên nhân, chỉ càng làm tăng thêm tính nhạy cảm tiềm tàng của vấn đề.
BBC nhận định, các buổi lễ tưởng niệm chính thức sắp tới sẽ được tiến hành hết sức cẩn thận, đề phòng gây ra một chút tiếc thương với cựu Thủ tướng, có thể mâu thuẫn với đường lối hiện tại của Chính phủ.
Những người theo dõi các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc sẽ thấy những nỗi buồn và cú sốc tràn lan trên mạng, khi những người bình thường tưởng nhớ đến ông Lý.
Nhiều suy đoán đã được đưa ra về tình hình hiện tại của Trung Quốc, nếu ông Lý là người nắm quyền lãnh đạo tối cao.
Xuân Hưng
>>> Tô “Rừng” để xổng cá gộc, “ngài” Bộ trưởng thừa bạo lực nhưng thiếu tính toán!
>>> Lại chuyện lãnh đạo Việt Nam háo danh, xài bằng giả để thăng tiến, bị bại lộ?
>>> Mỗi năm, Tô dùng 3.000 tỷ tiền dân để nuôi thành phần tay sai!
>>> Cảnh giác với chiêu trò “ngâm rồi ngậm” tiền quyên góp của Mặt trận Tổ quốc các cấp?
Công nhân chỉ là những “anh Dậu”, “chị Dậu” mặc áo cổ xanh