Link Video: https://youtu.be/qy09j4DIwcM
Ngày 3/12, trên trang Facebook cá nhân của nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn có bài “Những cái “khó” của Việt Nam trong hồ sơ chủ quyền biển đảo”.
Trong đo, tác giả nêu lên “4 cái khó” của Việt Nam trong vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời đề nghị phương pháp “giải tỏa” những cái khó này.
Thứ nhất – nguyên tắc không được nói ngược.
Công hàm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng chấp nhận tuyên bố hải phận 12 hải lý, cũng như chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Trong một thời gian dài, Việt Nam đã tuân thủ nội dung tuyên bố của Trung Quốc. Bây giờ Việt Nam không thể “nói ngược”.
Thứ hai – sự đồng thuận.
Lúc tuyên bố 1958, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không phải là phía có thẩm quyền lãnh thổ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, sự “im lặng” dài lâu cũng như nhiều hành vi của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (như xuất bản sách báo, bản đồ) về Hoàng Sa và Trường Sa, khiến Việt Nam có thể bị vướng “nguyên tắc về sự đồng thuận”.
Thứ ba là vấn đề kế thừa.
Làm thế nào Việt Nam hôm nay có thể “kế thừa” Việt Nam Cộng hoà khi vẫn cho rằng, thực thể chính trị này là “ngụy, tay sai” ?
Thứ tư là vấn đề “liên tục quốc gia”.
Các học giả Việt Nam phải chứng minh rằng, trong bất cứ biến cố chính trị làm thay đổi lãnh thổ, tên nước, dân số… hoặc trong bất cứ hoàn cảnh chiến tranh nào… luôn có một “quốc gia Việt Nam” quản lý thực sự hai quần đảo hoàng Sa và Trường Sa.
Tác giả cho biết, nhiều án lệ của Tòa Công lý Quốc tế (CIJ) cho phép kết luận: Chỉ cần một trong “4 cái khó” được xác lập, hoặc là chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa được xác định, hoặc Việt Nam mất Hoàng Sa và Trường Sa do việc “từ bỏ chủ quyền”.
Tác giả cho biết thêm một cái khó thứ 5, đó “vấn đề thời hiệu”.
Chỉ còn không tới 2 tháng nữa là đúng 50 năm Việt Nam mất hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc.
Tác giả cho hay, chiếu theo luật lệ quốc tế hiện hành là không có văn bản nào thuộc công pháp quốc tế nói về việc sẽ mất chủ quyền sau 50 năm.
Tuy nhiên, nếu qui chiếu theo phán quyết của Tòa Công lý quốc tế về vụ Nauru c. Australie, ngày 26/6/1992. Theo đó:
“Tòa nhìn nhận rằng… sự trễ nải của quốc gia bên nguyên đơn, có thể làm cho đơn thỉnh cầu của quốc gia này bị bác bỏ. Tuy nhiên, Tòa cũng ghi nhận rằng, luật quốc tế không áp đặt một thời hạn cụ thể trong vấn đề này.”
Tức là, tác giả giải thích, mặc dầu luật quốc tế không đề cập gì đến thời hạn bao lâu thì một vụ tranh chấp (giữa hai quốc gia) sẽ “tàn“. Nhưng nếu một bên “ngâm tôm” quá lâu, thì đơn khiếu nại của bên này có thể sẽ bị Tòa bác.
Tác giả cho rằng, vấn đề “thời gian” sẽ không là một “trở ngại“, nếu Việt Nam liên tục lên tiếng phản đối bất kỳ một hành vi nào của Trung Quốc thể hiện ở Hoàng Sa.
Việt Nam đến nay không trả lời, không phản biện được nội dung công hàm ngày 17/4/2020 của Trung Quốc gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, trong đó cho rằng, Việt Nam đã bị “mất tố quyền” vì Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng, và những tài liệu như sách giáo khoa, báo chí, bản đồ… của Việt Nam nhìn nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc.
Tức là, tác giả diễn giải, cản trở khiến Việt Nam hôm nay không thể kiện tụng gì với Trung Quốc, là sự hiện hữu của Công hàm 1958.
Tác giả cảm thán, người ta ăn cướp của mình thì mình kiện tụng đòi lại được. Còn nếu mình nhượng cho người ta rồi thì kiện cái gì ?
Theo tác giả, chuyện dễ nhất để Việt Nam giữ danh nghĩa Hoàng Sa là kiện Trung Quốc trên cơ sở Trung Quốc không có chủ quyền tại Hoàng Sa, hệ quả là Trung Quốc không thể yêu sách bất kỳ điều gì tại Hoàng Sa.
Nếu chuyện này không làm được, sang năm là đúng 50 năm. Tình hình “càng để lâu càng khó”…
Ý Nhi
>>> PC08 thành Hồ đo nồng độ cồn cả ngày lẫn đêm – phải chăng Công an TP.HCM cần giải ngân cuối năm?
>>> Thẻ Căn cước – sau nửa thế kỷ lưu lạc đã trở về tên cũ
>>> Không còn những tiếng nói trung thực, Quốc hội trở nên đìu hiu…
>>> Đến bao giờ Tổng Bí thư mới cho bắt ông trùm “Nhóm lợi ích điện lực” Trần Tuấn Anh?
Công an Việt Nam đổi mẫu thẻ căn cước lòng vòng để làm gì?