Cuộc đưa giành ghế Tổng Bí thư: Vì sao Tô Đại không tha cho Trương T. Mai?

Giới quan sát chính trị Việt Nam trong và ngoài nước có chung một nhận định, khi cho rằng, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bước sang tuổi 80, tuổi đã cao, sức đã yếu, tới đây bắt buộc phải nghỉ là điều chắc chắn.

Việc mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã không tiếp Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier trong chuyến thăm Việt Nam. Trong lúc, ông Steinmeier vẫn gặp gỡ cả 3 nhà lãnh đạo Việt Nam còn lại trong “tứ trụ”. Điều này lại một lần nữa làm dậy lên tin đồn, ông Trọng lại có vấn đề về sức khỏe và phải nhập viện lần nữa?

Nhà phân tích chính trị Việt Nam Zachary Abuza có bài bình luận “Điều gì sẽ đến sau những xáo trộn trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng”. Theo tác giả, “ông Nguyễn Phú Trọng, nếu trong trường hợp phải nghỉ giữa chừng vì sức khỏe kém, sẽ không để lại cơ hội nào cho Đại hội 14”.

Bàn về nhân sự kế nhiệm ghế Tổng Bí thư, đối với hai trường hợp Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, tác giả Zachary đưa ra nhận xét khá chắc chắn:

“Với những người như ông Thưởng và Huệ ở vị trí sẵn sàng, ông Trọng đang lặng lẽ bảo vệ những di sản của mình, và đảm bảo là sẽ không có sự lặp lại như trường hợp người được ông chọn trong Đại hội 13 lại không được bầu”. Đồng thời, nói về ông Vương Đình Huệ, tác giả nhận xét, “Người đứng đầu Quốc hội, ông Vương Đình Huệ, là một trong hai ứng viên cho vị trị Tổng Bí thư, có nhiều khả năng [Huệ] sẽ tiếp tục ở lại”.

Nhận xét về ứng viên Phạm Minh Chính – Thủ tướng Chính phủ, một người được giới phân tích kỳ vọng sẽ là trường hợp “đặc biệt” duy nhất ở lại Đại hội 14 tới đây. Trái lại, ông Zachary Abuza cho rằng, các lời đồn về mối quan hệ của ông Chính với bà Nhàn AIC – người đang bỏ trốn. Những lời đồn này, theo tác giả, đơn giản “cũng có thể là do những đối thủ của ông Chính đưa ra”.

Nhận xét về tương lai chính trị của ứng viên Phạm Minh Chính, ông Zachary Abuza đánh giá: “Trong khi, khả năng ông Chính bị đẩy ra có thể xảy ra, ông cũng rất có thể sẽ vẫn phục vụ hết nhiệm kỳ của mình”.

Đánh giá của ông Abuza phù hợp với quan điểm của giới phân tích, khi liên hệ đến việc hàng loạt các vụ án liên quan Công ty AIC và bà Nhàn bị Bộ Công an lôi ra liên tiếp gần đây.

Chưa hết, đáng chú ý nhất, trong bài phân tích của mình, tác giả Zachary đã nhắc đến tên của bà Trương Thị Mai, Thường trực Ban Bí thư, cho rằng, “Phạm Minh Chính, Tô Lâm và Trương Thị Mai khó có khả năng là các ứng viên tiếp theo”.

Bà Trương Thị Mai, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, được đánh giá là nhân vật số 5 trong bảng xếp hạng các chức vụ cấp cao nhất của Đảng.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, bà Trương Thị Mai, sinh năm 1958. Ngoài các chức vụ kể trên, bà Mai còn giữa các chức vụ quan trọng khác, như: Trưởng tiểu ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV.

Đáng chú ý, bà Trương Thị Mai quê quán ở tỉnh Quảng Bình, nhưng đã cùng gia đình chuyển vào thành phố Đà Lạt của tỉnh Lâm Đồng từ lúc còn nhỏ, và lớn lên ở Lâm Đồng.

Điều đó liên quan gì đến việc, gần đây, hàng loạt lãnh đạo cao nhất của tỉnh Lâm Đồng bị Bộ Công an khởi tố bắt giam. Đó là các ông: Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng Trần Đức Quận; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp. Ngoài ra, trước đó, Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Ánh cũng đã bị bắt giam. Cả 3 nhân vật này đều bị bắt với cáo buộc tham nhũng, liên quan đến dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (Lâm Đồng), thuộc Công ty Sài Gòn Đại Ninh của đại gia Nguyễn Cao Trí.

Theo giới thạo tin cho biết, lâu nay, bà Trương Thị Mai được cho là “bà trùm” – là tổng chỉ huy bộ máy chính trị của tỉnh Lâm Đồng. Mới nhất, Facebooker Hoàng Dũng viết trên trang Facebook cá nhân, rằng: “Liệu Bí thư Lâm Đồng Trần Đức Quận có khai với anh Tô Lâm chuyện xây nhà, mua nhà cho Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai không?”.

Những điều kể trên cho phép chúng ta suy luận rằng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã bằng mọi cách ngăn chặn các ứng viên tiềm năng của chiếc ghế Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ngoại trừ ông Võ Văn Thưởng.

Được biết, một phương án của Bộ trưởng Công an Tô Lâm là sẽ “phò tá” cho “Tổng Bí thư Võ Văn Thưởng”, để giảm bớt ấn tượng về nhà nước “Công an trị” của Việt Nam. Hơn nữa, ông Võ Văn Thưởng còn trẻ tuổi, kinh nghiệm chính trị chưa dạn dầy, nên Tô Lâm hy vọng sẽ dễ “giật dây”. Các chính trị gia trẻ tuổi như Võ Văn Thưởng có một nhược điểm, đó là, họ sẽ “dễ dàng từ bỏ các đồng minh cũ của mình để đạt tham vọng về chức vị cũng như sự nổi tiếng”.

Chúng ta hãy chờ xem./.

Trà My – Thoibao.de

26.1.2024