Công bố Nguyễn Duy Hưng bắt, Tô Dát Vàng công khai tấn công Huệ “đom đóm”!

Ngày 15/4, ông Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, đã chính thức thông báo với báo chí, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu C03 đã ra quyết định khởi tố bị can ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An.

Ông Hưng bị bắt vì tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “đưa hối lộ”. Ngoài ông Nguyễn Duy Hưng, còn có ông Hoàng Thế Du – Trưởng ban Ban Quản lý Dự án tỉnh Bắc Giang, bị bắt về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; ông Trần Anh Quang – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An, bị bắt về tội “đưa hối lộ”; ông Nguyễn Khắc Mẫn – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Thuận An, bị bắt về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “đưa hối lộ”; ông Nguyễn Văn Thạo – Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp, tỉnh Bắc Giang; và ông Đàm Văn Cường – Phó Giám đốc Ban cũng bị bắt.

Thực ra, nguồn tin nội bộ cho biết, ông Hưng đã bị bắt ngày 8/4, đến bây giờ, ông Tô Ân Xô mới thông báo chính thức cho báo chí. Ông Hưng là người gốc Nghệ An, là sân sau của nhóm lợi ích chính trị Nghệ An – Hà Tĩnh. Đối với ông Vương Đình Huệ thì việc bắt ông Hưng cũng tương tự như việc bắt Hậu Pháo, đối với ông Võ Văn Thưởng. Ông Tô Lâm đang nhắm vào nhân vật quyền lực tiếp theo trong tứ trụ, sau ông Thưởng.

Ngoài ông Nguyễn Duy Hưng, thông tin nội bộ cho biết, ông Tô Lâm cũng đang giam giữ ông cựu Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, nhưng chưa công bố. Có thể, trường hợp của ông Dũng vẫn còn đang ngã giá sau cánh gà. Nếu chưa công bố cho báo chí, thì việc giữ hay thả người là tuỳ vào ý muốn của Tô Lâm. Nếu ngã giá thành công thì sẽ thả người.

Khi ông Xô thông báo Nguyễn Duy Hưng bị bắt, thì xem như, ông Tô Lâm đã không cho phe Vương Đình Huệ ngã giá để ông Hưng được thả. Ông Tô Lâm đã chính thức tuyên chiến với Vương Đình Huệ, với đòn đánh nhằm loại ông Huệ khỏi vũ đài chính trị.

“Nước xa không cứu được lửa gần”, việc ông Huệ đi cầu viện Bắc Triều là tính kế lâu dài. Nhưng tại Việt Nam, ông Huệ lại bị Tô Lâm đánh tới tấp, không kịp đỡ đòn.

Ông Huệ nhờ Bộ Chính trị, nhờ ông Nguyễn Phú Trọng, và nhờ Thiên triều, để bao vây tấn công Tô Lâm. Thì ngược lại, ông Tô lâm cho bắt Nguyễn Duy Hưng, câu lưu em trai ông Huệ, và tạm giam trợ lý của ông Huệ, để lấy lời khai,… chính là cách mà Tô Lâm bao vây và tấn công ngược trở lại ông Huệ. Chưa biết bên nào sẽ bị hạ trước.

Nếu đánh gục Vương Đình Huệ, thì điều đó cũng có nghĩa, ông Tô Lâm đã thành công triệt được sức mạnh của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bởi nếu còn quyền lực, thì ông Trọng đã không để cho Tô Lâm chạm vào ông Vương Đình Huệ.

Đã gần 1 tháng trôi qua, kể từ ngày ông Thưởng rời ghế Chủ tịch nước, mà Tô Lâm vẫn chưa chịu lên thế. Điều đó cho thấy, sự tính toán trong kế hoạch của Tô Lâm – ông phải dọn sạch mọi lực cản, trước khi ngồi lên ghế Chủ tịch nước.

Từ đây cho tới Đại hội 14, nếu ông Huệ không bị hạ, thì ông Tô Lâm sẽ đánh tiếp. Nếu hạ được ông Vương Đình Huệ, thì Tô Lâm cũng không ngồi yên, mà tiếp tục tấn công phe đối lập. Lúc đó, nạn nhân tiếp theo rất có thể là Phạm Minh Chính. Bất kỳ ai có khả năng cạnh tranh chức Tổng Bí thư với Tô Lâm, thì chắc chắn, Tô Lâm không tha.

Đại hội 14 còn chưa đầy 20 tháng nữa, chắc chắn, sẽ có nhiều trận thư hùng khốc liệt và đặc sắc, cho đến khi nào chỉ còn lại một kẻ chiến thắng sau cùng.

 

Trần Chương – Thoibao.de