Tính kế lâu dài, Tô Chủ tịch thần phục “thiên triều” như thế nào?

Thượng tầng chính trị Cộng sản đấu nhau, nhưng không phải là những trận đấu công bằng, mà là những trận đấu theo lý lẽ của kẻ mạnh, và bị đóng khung trong một cái lồng. Cái lồng ấy chỉ chấp nhận những đấu thủ thuần phục Bắc Kinh. Từ ông Nguyễn Phú trọng trở xuống, không một ai có ý rời khỏi quỹ đạo của Bắc Kinh.

Để giành được quyền lực trong Đảng, từ năm ngoái, ông Tô Lâm đã thực hiện chuyến thăm Bắc Kinh để bày tỏ lòng thành.

Ngày 13/9/2023, ngay sau khi Tổng Thống Mỹ Joe Biden lên máy bay về nước. Ông Tô Lâm đã thực hiện chuyến thăm Bắc Kinh, kéo dài đến 5 ngày. Không biết, ông đã bàn những gì với phía Trung Quốc?

Sau này, khi ông Vương Đình Huệ bị Tô Lâm đánh quá rát, thì cũng lên đường sang Bắc Kinh “cầu cứu”. Chuyến đi của ông Huệ kéo dài đến 7 ngày. Tuy nhiên, khi vừa về đến sân bay Nội Bài, thì Trợ lý của ông Huệ là ông Phạm Thái Hà đã bị bắt.

Có người phân tích rằng, Tô Lâm sang Bắc Kinh trong lúc còn đang ủ mưu, sau khi trở về mới thực hiện âm mưu đó. Điều này cho thấy, Tô Lâm tìm đến Bắc Kinh là có tính toán trước, là trải thảm đỏ mời “Bắc triều” vào nhà.

Còn chuyến đi của Vương Đình Huệ thì chỉ là cầu cứu, khi đã bị dồn ép. Giả sử, ông Huệ không bị dồn vào đường cùng, thì ông có sang Bắc Kinh hay không? Ở thế bề trên, Tập Cận Bình nên chọn kẻ thuần phục mình ngay từ đầu, hay chọn kẻ chỉ khi đến đường cùng mới cầu viện?

Giữa 2 người cùng thần phục, thì ắt Tập Cận Bình sẽ chọn Tô Lâm, thay vì chọn Vương Đình Huệ. Kẻ thần phục sớm thường có kế hoạch cụ thể dâng cho “thiên triều”, vì có chuẩn bị kỹ lưỡng. Nếu cần can thiệp, thì “thiên triều” cũng chỉ cần thiệp vào kế hoạch đó, chứ không cần trực tiếp ra tay, tránh được những phiền toái ngoại giao, trong bối cảnh “thiên triều” cũng có nhiều vấn đề cần giải quyết.

Trong khi đó, nếu ra tay cứu Vương Đình Huệ, thì “thiên triều” có thể phải nhúng tay trực tiếp, như vậy, sẽ vấp phải những phản ứng mạnh mẽ của quốc tế và người dân Việt Nam.

Ông Trọng đã thần phục “thiên triều” từ lâu. Ông đã ký với Tập Cận Bình nhiều văn kiện có lợi cho Bắc Kinh, trong đó, có văn kiện cho phép Bắc Kinh đào tạo nhân lực cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện ông Trọng đã già yếu, và đã đến lúc Bắc Kinh phải tính đến bài toán thay thế. Người có triển vọng nhất không ai khác ngoài Tô Lâm.

Một nguồn tin riêng cho thoibao.de biết, Tô Lâm đã có cuộc gặp bí mật với phía Trung Quốc, và hứa “cho thuê” tỉnh Lào Cai 99 năm. Nếu đây là thông tin đúng sự thật, thì Việt Nam đang phải đối diện với nguy cơ mất chủ quyền. Bởi lòng tham của Bắc Kinh là không đáy, không bao giờ thỏa mãn được họ.

Được biết, những cái chết bí ẩn của các quan chức cấp cao Việt Nam, sau khi mắc bệnh lạ, đều có một điểm chung – đấy là, họ mắc bệnh sau khi thăm Trung Quốc không lâu. Từ ông Nguyễn Bá Thanh, ông Trần Đại Quang, đến ông Lê Văn Thành, đều như thế. Điều này khiến cho các nhà phân tích nghi ngờ rằng, phải chăng, Bắc Kinh nắm giữ sinh mệnh các quan chức cấp cao Việt Nam, và từ đó điều khiển những người này.

Ngược lại, ông Trọng được đội ngũ y bác sĩ Trung Quốc tận tình chăm sóc. Rõ ràng, chính đội ngũ này đã nhiều lần cứu ông khỏi lưỡi hái tử thần, đặc biệt là sau lần ông bất ngờ gục ngã tại Kiên Giang, vào năm 2019. Hiện nay, họ cũng đang kéo dài sự sống cho ông tại Bệnh viện Quân y 108.

Như vậy, Bắc Kinh có thể cứu sống được quan chức cấp cao của Việt Nam, mà cũng có thể tiêu diệt họ. Có thể nói, khó có quan chức nào thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Bắc Kinh. Và Tô Lâm, nếu muốn thâu tóm hết quyền lực về mình, để làm bá chủ Đảng Cộng sản Việt Nam, thì không thể không thần phục.

Dưới bàn tay Tô Lâm, Việt Nam sẽ tiếp tục mất mát nhiều cho Bắc Kinh, đồng thời, người dân sẽ phải sống trong sự hà khắc của ông Tướng Công an khét tiếng này.

 

Hoàng Phúc – Thoibao.de