Chuyện cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre – ông Lê Đức Thọ, từng nhận nhiều quà tặng xa xỉ từ các đối tác, trong đó có đồng hồ Patek Philippe trị giá 421.000 USD, đã từng khiến cho dư luận xôn xao.
Theo kết luận điều tra của Bộ Công an, cơ quan chức năng thu giữ tại nơi ở của ông Thọ 13 chiếc đồng hồ, với các thương hiệu nổi tiếng, như Patek Philippe, Tissot, Breguet…
Tổng giá trị các quà tặng và tiền mặt mà ông Thọ nhận hối lộ, từ 1 đối tác là bà Mai Thị Hồng Hạnh – Giám đốc Du lịch Xuyên Việt Oil, trong một năm đã trên 1 triệu USD.
Trên mạng xã hội, ngày 3/1/2025, đã xuất hiện những chia sẻ được dư luận quan tâm. Đó là hình ảnh Đại tướng – Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, bị phát hiện đeo chiếc đồng hồ Patek Philippe Calatrava Limited “giản dị”, với giá khoảng 2 tỷ đồng.
Có ý kiến “khen” Tổng Bí thư rằng:
“Bác Lâm Ly giỏi thật. Chồng làm công an vợ làm truyền hình, mà đủ tiền nuôi hai con (cháu Bee và cháu Das) du học Anh Quốc, lại còn có tiền mua đồng hồ Patek nữa. Thật đáng kính.”
Qua tìm hiểu, được biết, tấm ảnh kể trên vẫn tồn tại trên website của báo Dân Việt, đăng ngày 25/4/2024, trong bản tin với tựa đề, “Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án thuộc Ban chỉ đạo Trung ương”.
Công luận đã có nhiều ý kiến đánh giá và nhận xét, khi cho rằng, nhiều người giàu sở hữu đồng hồ hàng hiệu đắt tiền, vì muốn thể hiện đẳng cấp và địa vị xã hội. Việc đeo một chiếc đồng hồ xa xỉ đắt tiền, nhằm giúp họ khẳng định đẳng cấp và tạo ấn tượng với những người xung quanh.
Ngoài ra, một số đồng hồ hàng hiệu có giá trị tăng theo thời gian, trở thành khoản đầu tư hấp dẫn. Đồng thời, người giàu có thường sưu tầm đồng hồ không chỉ vì sở thích cá nhân, mà còn để đa dạng hóa tài sản.
Nhưng, cũng có không ít các ý kiến cho rằng, Tổng Bí thư Tô Lâm là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam – một đảng cách mạng của giai cấp vô sản. Tại sao, ông Tô Lâm lại có những sở thích “lạc loài” như vậy?
Đánh giá về ông Tô Lâm, tờ The Economist cho rằng, ông là một lãnh đạo cứng rắn, thiên về tư bản và thích hưởng thụ. Đây là sự khác biệt so với các lãnh đạo tiền nhiệm của ông.
Bài viết trên cũng đề cập đến sự kiện ông thưởng thức món thịt bò “dát vàng”, tại một nhà hàng đắt đỏ ở thủ đô London, sau khi viếng mộ Karl Marx. Đây là một hành động được coi là minh chứng cho lối sống hưởng thụ của ông.
Theo giới phân tích quốc tế, ông Tô Lâm là một lãnh đạo thực dụng, chú trọng phát triển kinh tế, và có mối quan hệ mật thiết với giới kinh doanh. Việc ông để em trai là ông Tô Dũng làm Chủ tịch Tập đoàn Xuân Cầu Holding, với giá trị tài sản nhiều tỷ USD, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, cho thấy rõ sự liên kết giữa quyền lực chính trị và lợi ích kinh tế trong gia đình ông.
Thêm vào đó, những hoạt động trong năm qua của ông Tô Lâm, đã tạo nên sự mất cân bằng quyền lực và gây lo ngại trong nội bộ Đảng. Có thể kể đến như, việc ông sử dụng quyền lực của Bộ Công an để loại bỏ các đối thủ chính trị, nhằm củng cố vị thế của ông trong Đảng; đồng thời, ông cũng lợi dụng chiến dịch chống tham nhũng để thâu tóm quyền lực, đưa những người thân tín của ông vào các vị trí quan trọng.
Đây là các lý do dẫn đến việc ông Tô Lâm gặp phải sự phản đối, từ giới lãnh đạo cấp cao có tư tưởng “bảo thủ” và thân Trung Quốc trong Đảng. Những người này lo ngại quyền lợi và quyền lực của họ bị tổn hại, bởi sự chệch hướng của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trà My – Thoibao.de